Kiểm toán nội bộ hoạt động kho quỹ

phanphongvn

Verified Banker
Chào các thành viên,

Liên quan đến hoạt động kho quỹ, một nghiệp vụ cũng khá quan trọng. Lần này mình post lên KIỂM TOÁN NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG KHO QUỸcho mọi người tham khảo , nghiên cứu , áp dụng. Ai có ý kiến, tài liêu gì cùng chia sẽ theo tiêu chí cùng nhau tiến bộ


I. Mục tiêu

- Kiểm tra và phát hiện những rủi ro, sở hở, yếu kém trong công tác kho quỹ của từng đơn vị và trong toàn hệ thống NHTM (ngân hàng)
- Đánh giá việc tổ chức và thực hiện công tác kho quỹ của từng đơn vị và trong toàn hệ thống Ngân hàng .
- Đưa ra các ý kiến đề xuất, kiến nghị đến Ban lãnh đạo NHTM để cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, các cơ chế/chính sách,.....nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác kho quỹ trong toàn hệ thống Ngân hàng .
Để đạt được các mục tiêu tổng quát nêu trên, kiểm toán nội bộ hoạt động kho quỹ phải đạt được các mục tiêu, yêu cầu cụ thể sau:
- Đánh giá hệ thống các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định và kiểm soát nội bộ trong công tác kho quỹ về mức độ phù hợp và tính hiệu quả.
- Đánh giá tính đầy đủ, đúng đắn trong việc tuân thủ các quy định, quy trình, quy chế hoạt động kho quỹ.
- Đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong dây chuyền, bao gồm: các quy định, mô hình/thủ tục kiểm soát và nhân lực.
- Đánh giá, phân tích khả năng xảy ra rủi ro và các biện pháp quản lý rủi ro trong hoạt động kho quỹ và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động chung của toàn hệ thống.
- Đề xuất, kiến nghị các biện pháp chấn chỉnh, khắc phục và hoàn thiện công tác kho quỹ tại đơn vị được kiểm toán nội bộ và toàn hệ thống Ngân hàng.
II. Yêu cầu
- Phản ánh, đánh giá trung thực, hợp lý tình hình hoạt động công tác kho quỹ tại đơn vị thành viên và toàn hệ thống NHTM.
- Đưa ra các kiến nghị, giải pháp/biện pháp phù hợp để khắc phục tồn tại, hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý kho quỹ và chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác kho quỹ trong toàn hệ thống.
III. Phạm vi và đối tượng áp dụng
- Các đơn vị trong hệ thống NHTM có hoạt động kho quỹ, bao gồm: Hội sở các Chi nhánh cấp 1, Chi nhánh cấp 2, Phòng giao dịch và các Quỹ/Bàn tiết kiệm.
- Các đơn vị và cá nhân trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kho quỹ.
IV. Căn cứ kiểm toán nội bộ hoạt động kho quỹ
- Các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NHTM về tiêu chuẩn kỹ thuật kho quỹ, về chế độ giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, giấy tờ có giá,.....
- Quy trình giao dịch điện tử và giao dịch một cửa theo dự án Hiện đại hoá của NHTM.
- Các báo cáo, sổ ghi chép, chứng từ,.... liên quan đến công tác kho quỹ.
V. Phương pháp kiểm toán nội bộ hoạt động kho quỹ
Trong quá trình kiểm toán hoạt động kho quỹ, kiểm toán viên cần sử dụng tổng hợp, linh hoạt các phuơnưg pháp kiểm toán nhằm đạt được mục tiêu kiểm toán đã đặt ra, bao gồm các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp phân tích: Được áp dụng xuyên suốt trong quá trình kiểm toán, trong đó lưu ý đến tính logíc trong phân tích sự vật, hiện tượng liên quan đến công tác kho quỹ.
- Phương pháp trắc nghiệm: Được sử dụng nhằm xác định sự tồn tại của các rủi ro và đánh giá mức độ rủi ro trên cơ sở theo dõi một phần hoặc toàn bộ quá trình thực hiện các quy trình, quy định nghiệp vụ kho quỹ từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc để làm cơ sở cho việc kết luận và đưa ra các kiến nghị kiểm toán. Phương pháp trắc nghiệm được thực hiện theo 2 hình thức:
+ Trắc nghiệm theo thủ tục là việc quan sát, trực tiếp tham gia hoặc đưa ra các tình huống giống như thực tế thực hiện tác nghiệp trong công tác kho quỹ.
+ Trắc nghiệm trên hồ sơ, chứng từ.
- Phương pháp kiểm tra, đối chiếu trực tiếp: được sử dụng chủ yếu trong kiểm toán hoạt động kho quỹ nhằm đánh giá mức độ chấp hành đúng sai, đầy đủ hay chưa đầy đủ (tính tuân thủ) trong hoạt động kho quỹ.

VI. Nội dung kiểm toán nội bộ hoạt động kho quỹ
Đây là những nội dung trọng yếu nhất mà Kiểm toán viên nội bộ cần quan tâm khi thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động kho quỹ tại các đơn vị. Việc chọn lựa và đi sâu vào những vấn đề gì trong kiểm toán hoạt động kho quỹ phụ thuộc vào dự liệu những rủi ro trong quá trình lập kế hoạch, mục tiêu và khả năng nghề nghiệp của Kiểm toán viên nội bộ.
1. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ công tác kho quỹ
Kiểm toán viên nội bộ cần quan tâm và có đánh giá toàn bộ, đầy đủ về tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ từ việc xây dựng chính sách, thủ tục đến thực tế thực hiện và các vướng mắc, tồn tại nảy sinh trong công tác kho quỹ tại đơn vị được kiểm toán nội bộ. Nội dung công việc này xuyên suốt trong quá trình kiểm toán nội bộ từ khi lập kế hoạch, trực tiếp kiểm toán các nội dung trong công tác kho quỹ tại đơn vị được kiểm toán nội bộ.
- Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ công tác kho quỹ:
+ Sử dụng nguồn lực và quản lý kho quỹ an toàn, hiệu quả.
+ Phát hiện kịp thời những vướng mắc, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý trong công tác kho quỹ.
+ Ngăn chặn, phát hiện các sai phạm và gian lận trong công tác kho quỹ.
- Khi đánh giá hoạt động kiểm soát công tác kho quỹ cần lưu ý:
+ Về môi trường kiểm soát chung (đặc thù quản lý, cơ cấu tổ chức, nhân sự,..)
+ Các hình thức kiểm soát: kiểm soát trực tiếp, kiểm soát tổng quát.
- Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm 4 bước cơ bản sau:
+ Thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ và lập bảng chi tiết về kiểm soát nội bộ trên 2 yếu tố: thiết kế kiểm soát nội bộ (quy định và bộ máy) và hoạt động thực tế có tính liên tục, hiệu lực của kiểm soát nội bộ.
+ Đưa ra đánh giá ban đầu về rủi ro trong kiểm toán kho quỹ tại đơn vị được kiểm toán.
+ Thực hiện thử nghiệm kiểm soát công tác kho quỹ.
+ Lập bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.
2. Đánh giá rủi ro trong hoạt động kho quỹ:
Kho quỹ là nơi trực tiếp cất giữ các loại tiền mặt, giấy tờ có giá, các tài liệu gốc về tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng,....do vậy dễ trở thành mục tiêu tấn công của các loại tội phạm nhằm chiếm đoạt các tiền, tài sản có giá được cất giữ trong kho. Bất kỳ một sự cố nào xảy ra liên quan đến kho quỹ đều có thể dẫn đến dư luận về khả năng đảm bảo an toàn của ngân hàng, qua đó gây giảm sút lòng tin trong các khách hàng, đặc biệt là khách hàng gửi tiền.
Những loại rủi ro chủ yếu trong hoạt động kho quỹ bao gồm:
- Những rủi ro bên ngoài ngân hàng:Tội phạm bên ngoài ngân hàng lợi dụng những sơ hở trong quản lý kho quỹ để đột nhập lấy trộm cắp trong kho hoặc cướp tiền, tài sản có giá tại nơi giao dịch hoặc trên đường vận chuyển.
- Những rủi ro bên trong ngân hàng:
+ Kết cấu kỹ thuật và các trang thiết bị trong kho quỹ không đảm bảo an toàn.
+ Hệ thống kiểm soát nội bộ được xây dựng quá lỏng lẻo hoặc quá phức tạp (việc phân định trách nhiệm, quyền hạn giữa các bộ phận không rõ ràng, nhân viên không được đào tạo đầy đủ hoặc thường xuyên bị thay đổi.....)
+ Việc thực hiện các quy định, quy trình trong công tác kho quỹ (xuất nhập tiền mặt, quản lý kho, canh gác bảo vệ kho,….) không nghiêm túc và hiệu lực kiểm soát không đầy đủ.
* Những biểu hiện chủ yếu liên quan đến rủi ro trong công tác kho quỹ
- Xảy ra vụ việc tiêu cực, nổi cộm trong công tác kho quỹ (thiếu hụt, mất tiền mặt, tài sản,….. trong kho).
- Có sự thay đổi không bình thường về cán bộ làm công tác kho quỹ.
- Kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cá nhân/tổ chức có thẩm quyền cho thấy hoạt động kho quỹ của đơn vị có vấn đề.
- Lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo NHTM và các cá nhân có trách nhiệm hoài nghi về độ an toàn trong hoạt động kho quỹ hoặc về phẩm chất đạo đức, năng lực của người điều hành hoạt động kho quỹ của đơn vị.
3. Yêu cầu cung cấp tài liệu, báo cáo và soát xét, phân tích
a. Yêu cầu cung cấp tài liệu, báo cáo
Kiểm toán viên nội bộ lập Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin để yêu cầu đơn vị được kiểm toán nội bộ cung cấp một phần hoặc toàn bộ các tài liệu, báo cáo theo yêu cầu và mục tiêu của kiểm toán nội bộ:
- Các quy định liên quan đến kho quỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NHTM và do đơn vị được kiểm toán ban hành.
- Báo cáo định kỳ, báo cáo bất thường về hoạt động kho quỹ.
- Các biên bản bàn giao, kiểm kê, thanh tra, kiểm tra,...về công tác kho quỹ tại đơn vị.
- Các loại sổ, tài liệu có liên quan đến kho quỹ như: sổ quỹ nghiệp vụ, sổ giao nhận, sổ kiểm kê, sổ ra vào kho, biên bản giao nhận chìa khóa kho,....
- Hồ sơ về thiết kế, xây dựng, nghiệm thu chất lượng kho quỹ và các trang thiết bị liên quan.
b. Soát xét, phân tích.
Trên cơ sở tài liệu, báo cáo do đơn vị được kiểm toán cung cấp, kết hợp với những tài liệu, báo cáo đã có trước, Kiểm toán viên nội bộ thực hiện phân tích, đối chiếu để rút ra kết luận sơ bộ và các vấn đề cần đi sâu tìm hiểu, kiểm toán trực tiếp.
Qúa trình soát xét, phân tích cần lưu ý một số kỹ năng sau:
- Xem xét kỹ những mặt được, mặt chưa được trong hoạt động kho quỹ.
- Đối chiếu giữa các quy định do đơn vị được kiểm toán ban hành với các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NHTM ban hành về hoạt động kho quỹ.
- Đối chiếu giữa những chỉ đạo của cấp trên với thực hiện của cấp dưới trong hoạt động kho quỹ.
4. Trực tiếp kiểm toán theo các nội dung sau:

Số
TT
Nội dung kiểm toán cụ thể
Tên
Ngày
Tham chiếu
1
Kho tiền và trang bị kho tiền




- Thời gian xây dựng, gia cố, sửa chữa?
- Diện tích kho: diện tích thực tế?
- Diện tích gian đệm: diện tích thực tế?
- Kho tiền được đặt trong hay ngoài trụ sở của đơn vị?
- Kết cấu kho tiền có đúng quy định không?
- Hành lang bảo vệ kho tiền: có hay không?
- Thang vận (trường hợp kho tiền không xây dựng ở tầng trệt): có hay không?
- Ô thông gió 3 lớp: có hay không? So với quy định đúng hay sai?
- Cửa kho tiền: các lớp cánh cửa ngoài và lớp cánh cửa trong có đúng quy định không? Có được che khuất hay không?
- Hệ thống điện: có nguồn điện dự phòng để đảm bảo nguồn điện trong 24h hay không? Có nút ấn báo động trong kho hay không, nút ấn có đảm bảo sử dụng được không? Trong kho có để ổ cắm điện không?
- Hệ thống thông gió: có hay không? Có quạt hoặc máy hút bụi, ẩm không?
- Thiết bị báo cháy: có hay không? Có đảm bảo hoạt động 24/24h không?
- Thiết bị chữa cháy: có hay không? Có bố trí hệ thống chữa cháy bằng nước hay bằng bột khô không?
- Thiết bị báo động tự động: có hay không? Có bố trí thiết bị nhận diện bằng hồng ngoại hoặc thiết bị báo khi có chấn động không? Các thiết bị này có đảm bảo hoạt động 24/24h không?
- Két sắt, hòm tôn, giá kê, kìm kẹp chì: có hay không? chất lượng như thế nào?



2
Trang thiết bị nơi giao dịch




- Nội quy ra vào kho: có hay không? nội dung có chặt chẽ, chính xác và đúng quy định hay không?
- Nút ấn, hệ thống báo động tại quầy quỹ: có/ không? có đảm bảo hoạt động liên tục không?
- Các phương tiện, công cụ làm việc (máy đếm tiền, máy bó tiền, đèn cực tím, máy soi tiền giả, két sát, tủ sắt,…..): có hay không? chất lượng như thế nào?
- Việc bố trí kho tiền, quầy giao dịch và kế toán: có thuận lợi, an toàn trong lưu chuyển chứng từ không?
- Quầy thu, chi tiền: có đảm bảo thuận lợi cho khách hàng, ngân hàng kiểm đếm và quan sát việc kiểm đếm tiền hay không?
- Trang phục của cán bộ kho quỹ: có hay không? có mặc thường xuyên theo quy định hay không?
- Tủ, phòng để trang phục, đồ dùng cho cán bộ kho quỹ: có hay không?



3
Quản lý kho tiền và tài sản tại nơi giao dịch




- Trách nhiệm của giám đốc: việc thực hiện như thế nào? (có giữ chìa khóa kho hay không? có kiểm tra định kỳ hoạt đột xuất hoạt động kho qũy không? việc uỷ quyền cho các Phó giám đốc thực hiện như thế nào?,…..)
- Trách nhiệm của Trưởng phòng kế toán: việc thực hiện như thế nào? (có uỷ quyền cho phó phòng hoặc nhân viên kế toán khi Trưởng phòng vắng mặt không?…..)
- Trách nhiệm của thủ quỹ: việc thực hiện như thế nào?
- Chìa khóa kho tiền:
+ Có chìa khoá dự phòng gửi tại NHNN hoặc tổ chức tín dụng khác trên địa bàn không?
+ Các thành viên giữ chìa khoá có thực hiện đúng chức trách không?



4
Việc canh gác, bảo vệ kho tiền




- Nội quy bảo vệ, nội quy phòng chữa cháy, phương án bảo vệ, phương án tác chiến khi có sự cố: có hay không? nội dung có đảm bảo chặt chẽ, chính xác không?
- Công tác bảo vệ kho trong thực tế được thực hiện như thế nào? Các ca trực của nhân viên bảo vệ có được ghi chép, bàn giao đầy đủ trong sổ theo dõi không?
- Có phương án bảo vệ các Phòng giao dịch, quầy/bàn tiết kiệm được đặt ở bên ngoài hội sở của đơn vị không?
- Các trang thiết bị cho nhân viên bảo vệ (súng, roi điện, điện thoại) có đảm bảo không?



5
Nhân sự làm công tác kho quỹ (bao gồm cán bộ nhân viên làm các công việc có liên quan đến kho quỹ như thủ quỹ, kiểm ngân, quỹ chính, quỹ phụ, giao dịch viên,.....)




- Trình độ, số lượng cán bộ kho quỹ so với yêu cầu?
- Việc thực hiện chế độ đối với cán bộ kho quỹ: xếp lương, phụ cấp độc hại, nghỉ phép,…?
- Việc tổ chức học tập nghiệp vụ kho quỹ cho cán bộ kho quỹ ?
- Quan hệ giữa các cán bộ kho quỹ: có quan hệ họ hàng thân thích không?
- Việc luân chuyển cán bộ làm công tác kho quỹ?



6
Bảo đảm an toàn trong khâu vận chuyển tiền




- Ôtô chuyên dùng vận chuyển tiền: có hay không? có đảm bảo chất lượng không?
- Tiền vận chuyển có được bảo quản bằng hòm tôn không? có khoá không?
- Người áp tải có đúng về số lượng, thành phần không?
- Có trường hợp người không có nhiệm vụ cùng đi trên xe chuyển tiền không?
- Có lệnh chuyển tiền, có giấy uỷ quyền của Giám đốc cho người áp tải trong mỗi lần chuyển tiền không?



7
Tiền mặt, ngoại tệ, ấn chỉ có giá, hồ sơ thế chấp




- Nội dung kiểm tra này nhằm xác định giữa số liệu trong sổ sách và thực tế trong kho về tiền mặt, ngoại tệ, ấn chỉ có giá và hồ sơ thế chấp, cầm cố có trùng khớp nhau hay không. Kiểm toán viên chọn một thời điểm nhất định để thực hiện kiểm tra, đối chiếu và nên kiểm tra đột xuất để tránh trường hợp cán bộ kho quỹ chủ động đối phó.
Đây là nội dung kiểm tra quan trọng trong khi thực hiện kiểm toán hoạt động kho quỹ, do vậy Kiểm toán viên nên kiểm tra nội dung này trước khi kiểm tra các nội dung khác.
- Kiểm đếm thực tế tiền mặt, ngoại tệ, ấn chỉ có giá, hồ sơ cầm cố/thế chấp; có thể kiểm đếm từng tờ hoặc cả bó (đối với kiểm đếm cả bó thì nên chọn một số bó để kiểm đếm từng tờ trong bó).
- Đối chiếu giữa số kiểm đếm thực tế với số liệu trên sổ quỹ, sổ sách kế toán. Nếu có chênh lệnh, nhầm lẫn phải tìm rõ nguyên nhân.
- Các tài sản trong kho có được sắp xếp khoa học, thuận lợi hay không?
- Trong kho có chứa những tài sản không được phép cất giữ trong kho không?



8
Việc đóng gói, niêm phong trong kho quỹ




- Kiểm tra việc đóng gói có đúng về chủng loại, mệnh giá và số lượng không?
- Dây bó tiền, các bao túi tiền: có được thực hiện đúng hay không?
- Niêm phong: giấy niêm phong, cách niêm phong, nội dung ghi trên niêm phong?



9
Việc ghi chép các loại sổ quỹ




- Sổ quỹ tiền mặt, giấy tờ có giá: có được ghi chép đầy đủ, thường xuyên và chính xác không?
- Sổ đăng ký ra vào kho: có được ghi chép đầy đủ không? (thành phần, đối tượng, giấy phép ra vào kho, thời gian vào, thời gian ra khỏi kho,…?)
- Việc kiểm kê quỹ cuối ngày, cuối tháng: có được thực hiện thường xuyên, đảm bảo thành phần không?
- Kiểm quỹ trong trường hợp bàn giao: có được thực hiện theo quy định không?
- Mức tồn quỹ tiền mặt: có đảm bảo giới hạn tồn quỹ cho phép không? có ngày nào vượt mức tồn quỹ không?








10
Việc thực hiện nhiệm vụ của quỹ chính, quỹ phụ, giao dịch viên




- Quy định của Giám đốc đơn vị đối với danh sách thành viên tham gia quy trình giao dịch 1 cửa, phê duyệt phân quyền và hạn mức với từng thành viên?
- Việc thực hiện nhiệm vụ của quỹ chính, quỹ phụ và các teller (giao dịch viên) trong phạm vi đơn vị: giao nhận tiền đầu ngày, tiếp quỹ trong ngày và giao nhận tiền cuối ngày? Trong đó lưu ý kiểm tra đột xuất tồn quỹ thực tế với số tiền trên máy để xem có khớp với nhau không?
- Việc chuyển nhận tiền từ NHNN, các tổ chức tín dụng khác, các đơn vị thành viên khác trong hệ thống NHTM hoặc từ các khách hàng lớn đối với quỹ chính.
- Việc bảo quản tiền mặt vào giờ nghỉ trưa đối với quỹ chính, quỹ phụ và giao dịch viên:
+ Giờ nghỉ trưa tiền mặt có được đưa vào thùng/hòm tôn/két sắt khoá lại và niêm phong không?
+ Tổ chức bảo quản và canh gác tiền, tài sản trong giờ nghỉ trưa như thế nào
- Việc quản lý và sử dụng UserID?
- Việc lập các bảng kê thu, chi tiền mặt và đóng dấu "đã thu tiền", "đã chi tiền" trên các bảng kê?
- Chi tiền cho khách hàng có xé giấy niêm phong tiền không?
- Phát hiện và thu hồi tiền giả có ghi vào sổ, đóng dấu "tiền giả" và lập biên bản, báo cáo các cơ quan có thẩm quyền không?
- Niêm yết và thực hiện thu đổi tiền mặt VND không đủ tiêu chuẩn lưu thông theo đúng quy định không?
- Nội quy giao dịch ngân quỹ: có hay không?
- Việc tiếp quỹ và khắc phục sự cố máy ATM?




VII. Lập và gửi báo cáo kiểm toán
1. Nguyên tắc lập báo cáo kiểm toán:
Khi kết thúc một cuộc kiểm toán phải kịp thời lập báo cáo kiểm toán.
- Báo cáo kiểm toán phải trình bầy rõ nội dung đã kiểm toán cụ thể đã tiến hành kiểm toán tại chi nhánh nào? Thời gian kiểm toán, thực hiện việc kiểm tra trên những hồ sơ nào? chọn mẫu những đơn vị nào?
- Nội dung Báo cáo yêu cầu chính xác, rõ ràng để tránh hiểu nhầm, tránh những tữ khó hiểu, thuật ngữ và tránh những chi tiết không cần thiết để đảm bảo tác dụng của Báo cáo. Phản ánh sự thật, không thiên vị và những phát hiện trong báo cáo không mang tính thành kiến và bóp méo. Báo cáo cần mang tính xây dựng, giúp đỡ đối tượng kiểm toán và với những kiến nghị, đề xuất các biện pháp sửa chữa và khắc phục sai phạm, cải tiến quy trình nghiệp vụ, hoàn thiện cơ cấu tổ chức nếu có. Không mang tính cá nhân và cảm tính. Báo cáo về những phát hiện mang tính thủ tục và kiểm soát chứ không mang tính chất của phát hiện đơn lẻ. Những sai sót đơn lẻ không mang lại giá trị và có thể có những tác động ngược lại đối với bản báo cáo.
- Toàn bộ những phát hiện trong báo cáo cần được trích dẫn đến những hồ sơ, báo cáo kiểm toán chi tiết từng khoản vay và cần được trao đổi với giám đốc/Phụ trách bộ phận. Trong trường hợp phụ trách bộ phận chậm trễ trong việc xử lý các phát hiện, cần đưa ra một thời gian chính thức để bộ phận này giải đáp vấn đề và cần thông báo rằng trong trường hợp không thực hiện yêu cầu sẽ bị nêu trong báo cáo.
2. Những nội dung sau đây cần được nêu trong báo cáo:
- Phạm vi công việc kiểm toán
- Đánh giá môi trường kiểm soát
- Những điểm mạnh cụ thể và những phát hiện mang tính tích cực.
- Những yếu kém trong công tác quản lý rủi ro tín dụng và những sai sót được phát hiện (có các bằng chứng kèm theo).
- Giải trình của đối tượng kiểm toán về những sai sót.
- Kết luận về nội dung kiểm toán.
- Khuyến nghị và đề xuất chỉnh sửa khắc phục sai sót.
- Khuyến nghị cải tiến thủ tục trong hoạt động
- Khuyến nghị khác.
3. Gửi báo cáo kiểm toán
Báo cáo kiểm toán được gửi đến 4 nơi sau đây:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị.
- Trưởng ban kiểm soát Hội đồng quản trị
- Ban Lãnh Đạo Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam
- Đơn vị được kiểm toán.
4. Theo dõi sau kiểm toán.
- Xem xét báo cáo khắc phục của đối tượng kiểm toán.
- Tiến hành kiểm tra lại tại đối tượng kiểm toán về các hoạt động sửa chữa, khắc phục và các kết quả hay hiện trạng liên quan đến các phát hiện kiểm toán quan trọng. Thời gian thực hiện việc kiểm tra này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các vấn đề và các điều kiện có liên quan.
- Phương pháp kiểm tra bao gồm phỏng vấn, quan sát trực tiếp, thử nghiệm và kiểm tra bằng chứng của các hoạt động sửa đổi; công việc kiểm tra này cũng được lập hồ sơ như các công việc kiểm toán khác.
- Đánh giá lại các rủi ro trong hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên các điều kiện đã được sửa đổi hoặc dựa trên những giải pháp mà đối tượng kiểm toán cho biết là đã hoặc sẽ thực hiện.
- Lập báo cáo theo dõi sau kiểm toán.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,235
Thành viên mới nhất
baychinkingtoe
Back
Bên trên