[Hỏi vui] Theo các bạn, đâu là cơ sở để xác định tỷ lệ lý quỹ đối với LC nhập khẩu?

hungviet

Founder
Hi,

Ở đây chắc có một số bạn làm TTQT hoặc làm Tín dụng doanh nghiệp, khi làm LC cho KH, mình thấy thông thường các bạn "áp" mức ký quỹ của KH theo quy định của từng Ngân hàng. Tuy nhiên, chắc hẳn cũng có lúc bạn tự hỏi: Tại sao lại có các mức ký quỹ khác nhau (10%, 20%, 15%, 5%..) giữa các Khách hàng khác nhau, các mặt hàng nhập khẩu khác nhau hay chưa?

Cùng chia sẻ quan điểm các bạn nhé!

P/s: Đây là một câu hỏi thú vị, vì thế sẽ có một phần quà thú vị dành cho bankers trả lời đúng câu hỏi ;))
 
Hi,

Ở đây chắc có một số bạn làm TTQT hoặc làm Tín dụng doanh nghiệp, khi làm LC cho KH, mình thấy thông thường các bạn "áp" mức ký quỹ của KH theo quy định của từng Ngân hàng. Tuy nhiên, chắc hẳn cũng có lúc bạn tự hỏi: Tại sao lại có các mức ký quỹ khác nhau (10%, 20%, 15%, 5%..) giữa các Khách hàng khác nhau, các mặt hàng nhập khẩu khác nhau hay chưa?

Cùng chia sẻ quan điểm các bạn nhé!

P/s: Đây là một câu hỏi thú vị, vì thế sẽ có một phần quà thú vị dành cho bankers trả lời đúng câu hỏi ;))

Theo mình được biết thì để xác định tỷ lệ ký quỹ phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như: Uy tín của KH, loại hàng nhập khẩu, tỷ giá .... tuy nhiên, vẫn chưa nghĩ ra cái gì có thể xác định được ra con số rõ ràng. Mình thấy ở VN, các bank đa phần "nhìn nhau" để đưa ra tỷ lệ ký quỹ thích hợp thôi :D
 
Theo tôi thì tỷ lệ KQ được áp dụng cho nghiệp vụ LC nhập khẩu dựa trên 2 yếu tố: loại hàng nhập khẩu và khả năng tài chính của KH.
 
Có rất nhiều yếu tố tuy nhiên theo mình thì 2 yếu tố chiếm tỷ trọng cao nhất để quyết định mức ký quỹ là: Uy tín của Khách hàng, mặt hàng nhập khẩu.
 
Theo em thông thường nó phụ thuộc vào nhập hàng gì, hàng nhập ở đâu, mức độ rủi ro của phương án.
Ví du:
Đối với L/C trả ngay, nhưng hàng nhập ở Hải Phòng tỷ lệ ký quỹ chỉ là 30%, 70% ngân hàng tài trợ, nhưng nếu L/C trả ngay, hàng nhập ở Sài gòn thì tỷ lệ ký quỹ phải cao hơn 40%, 60% chẳng hạn.
Ngoài ra , cũng phụ thuộc vào tài sản thế chấp, nếu thế chấp bằng bất động sản thì tỷ lệ ký quỹ cũng có thể thấp có nơi ngân hàng lên tới 95%. Còn nếu thế chấp bằng chính lô hàng ( giả sử như thép chẳng hạn thì chỉ 60% thôi)
 
Thật ra nếu xét đến cùng đây là điều kiện tín dụng. Mà đã là tín dụng thì có ông được vay tín chấp, có ông phải có bảo đảm.

Theo mình ở box này thì câu hỏi phải đặt ra là: "tại sao cùng 1 khách hàng nhưng 2 L/C bị ngân hàng yêu cầu mức ký quỹ khác nhau?" thì sẽ thú vị hơn.
 
[Hỏi vui] Theo các bạn, đâu là cơ sở để xác định tỷ lệ lý quỹ đối với LC nhập khẩu?
--> trả lời vui vui vậy:
Không có cơ sở chính xác, tùy từng KH

Ông nào KH nào "dễ tính, có điều kiện" --> có thể đàm phán được thì cứ áp tỷ lệ ký quỹ cao thôi--> ;;)
Ông khách nào " có sỏi trong đầu " -->cứ theo qui định mừa làm, --> đôi khi phải thả con săn sắt bắt con cá rô. cái này phải cho nên cân Lợi ích KH và lợi ích NH để xử thui :D
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Đúng như các bạn đã suy luận, bản chất của việc mở LC là một thái độ "sẵn sàng giải ngân" kể cả khi KH không thanh toán, bỏ hàng (bỏ của chạy lấy người). Khi đó, về cơ bản, tỷ lệ ký quỹ chính là số tiền do bank xác định dựa trên sự trượt giá của hàng hóa nhập, tính đặc thù của hàng nhập và các chi phí khác trong trường hợp "bất đắc dĩ" phải hấp thụ cái thứ mà KH đã bỏ của chạy lấy người.

Bản chất của vấn đề chỉ đơn giản có vậy. Tất nhiên tính toán thế nào còn tùy thuộc vào từng KH, từng loại hàng và đương nhiên, khẩu vị của từng Ngân hàng nữa ;))
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,226
Thành viên mới nhất
A Girl A Gun A
Back
Bên trên