Hỏi một số vấn đề về dự trữ bắt buộc.

phuonghvnh

Thành viên
thứ nhất: trong dự trữ bắt buộc có kì duy trì và kì xác định. mình chưa hiểu lắm về hai kỳ này. chúng được xác định như thế nào...
thứ hai: thay đổi lượng dự trữ bắt buộc thì ảnh hưởng trực tiếp tới cầu vốn khả dụng tự định là đúng hay sai? tại sao?
mình rất mong được mọi người giúp đỡ :)
 
Đọc kĩ slide và giáo trình môn Thị trường tiền tệ bạn nhé :d
 
Hi bạn,về định nghĩa kỳ xác định và kỳ duy trì DTBB như sau:ví dụ tính DTBB trong tháng 3.
Kỳ xác định dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian của tháng trước kể từ ngày 01 đầu tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng. Trường hợp này là từ ngày 1 đến ngày cuối tháng 2.
Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian của tháng hiện hành kể từ ngày 01 đầu tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng. Trường hợp này chính là số DTBB phải duy trì từ ngày 1 đến cuối tháng 3 .
Tiền dự trữ bắt buộc của từng loại tiền gửi trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 3.
= Số dư tiền gửi huy động bình quân từ ngày 01 đến cuối tháng 2 của từng loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc
* Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng của từng loại tiền gửi của tổ chức tín dụng
Bạn cần chú ý là tất cả số dư huy động không kỳ hạn và có kỳ hạn.
Về cách thức duy trì DTBB, ví dụ tháng 3 phải duy trì 600 tỷ thì bình quân trong tháng 3 , bạn phải để tiền tại tài khoản của SGD NHNN bình quân >= 600 tỷ, không bắt buộc hàng ngày phải là 600 tỷ, hàng ngày có thể lớn hoặc nhỏ hơn nhưng bình quân trong tháng phải đảm bảo. Đây là cách thức quản lý linh hoạt DTBB theo nguyên tắc chung.

Vấn đề thứ 2: thay đổi lượng dự trữ bắt buộc thì ảnh hưởng trực tiếp tới cầu vốn khả dụng tự định là đúng hay sai? tại sao?
Điều này hoàn toàn đúng. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi nếu:

· NHTW giảm các yêu cầu về dự trữ bắt buộc (giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc)-> vốn khả dụng của các TCTD tăng -> hệ số nhân tiền tăng, cơ sở tiền tệ không thay đổi -> lượng tiền cung ứng tăng.

· NHTW tăng các yêu cầu về dự trữ bắt buộc (tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc) -> vốn khả dụng của các TCTD giảm -> hệ số nhân tiền giảm, cơ số tiền tệ không thay đổi -> lượng tiền cung ứng cũng giảm.

Các ngân hàng hàng ngày phải báo cáo số dư vốn khả dụng cho NHNN, nếu tỷ lệ DTBB tăng sẽ làm giảm vốn khả dụng của Ngân hàng, vì DTBB được xem là sử dụng vốn cho mục đích dự trữ, về mặt ý nghĩa là không được sử dụng, vì phải đảm bảo dự trữ nên giảm vốn khả dụng của ngân hàng. Và ngược lại.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Hi bạn,về định nghĩa kỳ xác định và kỳ duy trì DTBB như sau:ví dụ tính DTBB trong tháng 3.
Kỳ xác định dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian của tháng trước kể từ ngày 01 đầu tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng. Trường hợp này là từ ngày 1 đến ngày cuối tháng 2.
Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian của tháng hiện hành kể từ ngày 01 đầu tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng. Trường hợp này chính là số DTBB phải duy trì từ ngày 1 đến cuối tháng 3 .
Tiền dự trữ bắt buộc của từng loại tiền gửi trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 3.
= Số dư tiền gửi huy động bình quân từ ngày 01 đến cuối tháng 2 của từng loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc
* Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng của từng loại tiền gửi của tổ chức tín dụng
Bạn cần chú ý là lấy số dư huy động không kỳ hạn và có kỳ hạn ( trên TK 42), không bao gồm TK 43 là phát hành giấy tờ có giá.
Về cách thức duy trì DTBB, ví dụ tháng 3 phải duy trì 600 tỷ thì bình quân trong tháng 3 , bạn phải để tiền tại tài khoản của SGD NHNN bình quân >= 600 tỷ, không bắt buộc hàng ngày phải là 600 tỷ, hàng ngày có thể lớn hoặc nhỏ hơn nhưng bình quân trong tháng phải đảm bảo. Đây là cách thức quản lý linh hoạt DTBB theo nguyên tắc chung.

Vấn đề thứ 2: thay đổi lượng dự trữ bắt buộc thì ảnh hưởng trực tiếp tới cầu vốn khả dụng tự định là đúng hay sai? tại sao?
Điều này hoàn toàn đúng. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi nếu:

· NHTW giảm các yêu cầu về dự trữ bắt buộc (giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc)-> vốn khả dụng của các TCTD tăng -> hệ số nhân tiền tăng, cơ sở tiền tệ không thay đổi -> lượng tiền cung ứng tăng.

· NHTW tăng các yêu cầu về dự trữ bắt buộc (tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc) -> vốn khả dụng của các TCTD giảm -> hệ số nhân tiền giảm, cơ số tiền tệ không thay đổi -> lượng tiền cung ứng cũng giảm.

Các ngân hàng hàng ngày phải báo cáo số dư vốn khả dụng cho NHNN, nếu tỷ lệ DTBB tăng sẽ làm giảm vốn khả dụng của Ngân hàng, vì DTBB được xem là sử dụng vốn cho mục đích dự trữ, về mặt ý nghĩa là không được sử dụng, vì phải đảm bảo dự trữ nên giảm vốn khả dụng của ngân hàng. Và ngược lại.

Rất hay và bổ ích, cảm ơn bạn nhiều!
 
Hi bạn,về định nghĩa kỳ xác định và kỳ duy trì DTBB như sau:ví dụ tính DTBB trong tháng 3.
Kỳ xác định dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian của tháng trước kể từ ngày 01 đầu tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng. Trường hợp này là từ ngày 1 đến ngày cuối tháng 2.
Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian của tháng hiện hành kể từ ngày 01 đầu tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng. Trường hợp này chính là số DTBB phải duy trì từ ngày 1 đến cuối tháng 3 .
Tiền dự trữ bắt buộc của từng loại tiền gửi trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 3.
= Số dư tiền gửi huy động bình quân từ ngày 01 đến cuối tháng 2 của từng loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc
* Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng của từng loại tiền gửi của tổ chức tín dụng
Bạn cần chú ý là tất cả số dư huy động không kỳ hạn và có kỳ hạn.
Về cách thức duy trì DTBB, ví dụ tháng 3 phải duy trì 600 tỷ thì bình quân trong tháng 3 , bạn phải để tiền tại tài khoản của SGD NHNN bình quân >= 600 tỷ, không bắt buộc hàng ngày phải là 600 tỷ, hàng ngày có thể lớn hoặc nhỏ hơn nhưng bình quân trong tháng phải đảm bảo. Đây là cách thức quản lý linh hoạt DTBB theo nguyên tắc chung.

Vấn đề thứ 2: thay đổi lượng dự trữ bắt buộc thì ảnh hưởng trực tiếp tới cầu vốn khả dụng tự định là đúng hay sai? tại sao?
Điều này hoàn toàn đúng. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi nếu:

· NHTW giảm các yêu cầu về dự trữ bắt buộc (giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc)-> vốn khả dụng của các TCTD tăng -> hệ số nhân tiền tăng, cơ sở tiền tệ không thay đổi -> lượng tiền cung ứng tăng.

· NHTW tăng các yêu cầu về dự trữ bắt buộc (tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc) -> vốn khả dụng của các TCTD giảm -> hệ số nhân tiền giảm, cơ số tiền tệ không thay đổi -> lượng tiền cung ứng cũng giảm.

Các ngân hàng hàng ngày phải báo cáo số dư vốn khả dụng cho NHNN, nếu tỷ lệ DTBB tăng sẽ làm giảm vốn khả dụng của Ngân hàng, vì DTBB được xem là sử dụng vốn cho mục đích dự trữ, về mặt ý nghĩa là không được sử dụng, vì phải đảm bảo dự trữ nên giảm vốn khả dụng của ngân hàng. Và ngược lại.

Hay quá
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,224
Thành viên mới nhất
A Cursive Memor
Back
Bên trên