[Help] So sánh cầm cố và thế chấp!

thuybank1

Try my best ^^
Mình đã đọc được tài liệu về cầm cố và thế chấp nhưng so sánh nó 1 cách cụ thể, rõ ràng thì mình hơi bị rối
có bạn nào giúp mình đc ko ?
thanks các bạn nhiều nhé :)
 
bạn bảo so sánh cụ thể thì mình cũng chịu, nhưng mình xin được tạm trả lời như sau:
cầm cố thì phải mang tài sản đến để ngân hàng quản lý, còn thế chấp thì TS vẫn thuộc quyền quản lý của chủ nhân , chỉ là mang giấy xác nhận quyền sở hữu cho ngân hàng giữ thôi (thường là sổ đỏ...),còn nhiều cái khác về bán tài sản thanh toán nợ , quyền và trách nhiệm các bên thì lằng nhằng lắm,học rồi nhưng quên (ở thông tư nào ý, không muốn lục lại đống sách nữa ___ mong bạn thông cảm nha)
 
bổ sung một tý, tài liệu là NGHỊ ĐỊNH 163/2006/NĐ-CP(Về cầm cố, thế chấp, đạt cọc, ký quỹ...)
 
Thế chấp:
- Không có sự chuyển giao Tài sản đảm bảo cho Ngân hàng (bên nhận bảo đảm)
- Khách hàng vẫn có quyền khai thác, sử dụng tài sản.
- Khách hàng phải chịu chí phí quản lý tài sản (lưu kho...)
- Ngân hàng nhận thế chấp: tài sản to, cồng kềnh.
Cầm cố:
- Có sự chuyển giao quyền sở hữu TSBĐ cho Ngân hàng.
- Ngân hàng chỉ có quyền quản lý, ko có quyền khai thác, sử dụng tài sản. Khách hàng cũng ko có quyền khai thác, sử dụng tài sản.
- Ngân hàng phải chịu chi phí quản lý tài sản, trừ trường hợp cầm cố tại kho của bên thứ 3 vs trong hợp đồng qui định khách hàng phải chịu chi phí bảo quản, lưu giữ.
- Tài sản cầm cố nhỏ gọn, giá trị cao.
:D


Nhắc nhở: Bạn lưu ý để size chữ ở mức hợp lý khi comment và post bài!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Mình bổ sung thêm của gaugau:

Thế chấp:
- Không có sự chuyển giao Tài sản đảm bảo cho Ngân hàng (bên nhận bảo đảm)
- Khách hàng vẫn có quyền khai thác, sử dụng tài sản.
- Khách hàng phải chịu chí phí quản lý tài sản (lưu kho...)
- Ngân hàng nhận thế chấp: tài sản to, cồng kềnh.
Cầm cố:
- Có sự chuyển giao quyền sở hữu TSBĐ cho Ngân hàng.
- Ngân hàng chỉ có quyền quản lý, ko có quyền khai thác, sử dụng tài sản. Khách hàng cũng ko có quyền khai thác, sử dụng tài sản.
- Ngân hàng phải chịu chi phí quản lý tài sản, trừ trường hợp cầm cố tại kho của bên thứ 3 vs trong hợp đồng qui định khách hàng phải chịu chi phí bảo quản, lưu giữ.
- Tài sản cầm cố nhỏ gọn, giá trị cao.
Thanh lý tài sản:
Nếu là động sản thông thường thì trên thực tế sẽ thuộc về người nhận cầm cố nếu đến hạn mà người cầm cố không thực hiện nghĩa vụ. Nhưng đối với thế chấp tài sản thì lại không đơn giản, bởi tài sản thế chấp đều có đăng ký quyền sở hữu nên người nhận thế chấp không thể xác lập quyền sở hữu đối với tài sản này. Người nhận thế chấp phải yêu cần bán đấu giá tài sản để đảm bảo nghĩa vụ dân sự được thực hiện. Nhưng trên thực tế thì người nhận thế chấp phải trải qua giai đoạn khởi kiện và thi hành bản án mới có thể bán được tài sản thế chấp
 
mình thêm 1 ý nữa nhé:
Thế chấp:
- thường là Bất động sản
- mức độ rủi ro thường cao hơn cầm cố
- tốn thêm chi phí cho Ngân hàng trong việc thường xuyên kiểm tra, đánh giá lại tài sản thế chấp
Cầm cố:
- thường là động sản, tài sản ít giá trị hơn
-mức độ rủi ro thấp hơn
 
bạn cứ tưởng tượng như mình đi cầm đồ ấy, thì sổ tiết kiệm là cầm cố ( vì đem tới ngân hàng " cầm " mà ), nôm na vậy cho đơn giản
 
Chưa chắc bạn ah. Thực tế thế chấp khác cầm cố ở chỗ là chuyển giao quyền sở hữu cho ngân hàng. Trong trường hợp này mình nghĩ là thế chấp vì Ngân hàng chỉ giữ giấy tờ chứ không có quyền giữ tiền của khách hàng.
 


Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,084
Tổng số thành viên
351,461
Thành viên mới nhất
alanismorissett
Back
Bên trên