Định giá quyền đòi nợ!

Rock_fan2607

Verified Banker
Nhờ các cao nhân chỉ giáo phương thức định giá lại quyền đòi nợ theo Hợp đồng thi công xây dựng.~o)
 
Cụ thể hơn đi bạn :D. Theo mình đơn giản nhất là cứ theo đối chiếu công nợ của từng hợp đồng nà :p
 
Quyền đòi nợ của bạn đã hình thành chưa?

Cái khó là như thế.
Cụ thể là như này: Em có phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước cho một KH thi công XD, tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ từ Hợp đồng KH ký với Chủ đầu tư (Giá trị là A - đây là giá trị Hợp đồng và cũng coi như giá trị tạm tính TSBĐ luôn). Lại ngu một cái là quy định trong Hợp đồng là định giá lại tối thiểu 03 háng 01 lần, bjo định giá lại em đang băn khoăn là lấy (Giá trị Hợp đồng - giá trị Chủ đầu tư đã thanh toán) có chuẩn ko??? mà lấy ntn giá trị bị sụt giảm thì có cách gì gỡ ko. Mông lung quá!
 
Định giá như bạn là đúng. Về cơ bản, giá trị đã sụt giảm thì bạn cũng làm một văn bản 03 bên trong đó xác nhận là nghĩa vụ bảo lãnh cũng đã giảm đi theo số tiền chủ đầu tư đã thanh toán (Vì nhà thầu cũng đã xây - thực hiện hợp đồng - 1 khối lượng tương ứng với số tiền thanh toán). Thân ái!
 
Ý bạn nói là 3 bên bao gồm cả người hưởng bảo lãnh hả? Hơi khó! nó không đồng ý như thế đâu
 
Đó là cách duy nhất! Còn không thì lại phải bổ sung thêm tài sản. Yên tâm đi, mình đã từng làm một vụ giảm trừ số dư mà!
 
Cái khó là như thế.
Cụ thể là như này: Em có phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước cho một KH thi công XD, tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ từ Hợp đồng KH ký với Chủ đầu tư (Giá trị là A - đây là giá trị Hợp đồng và cũng coi như giá trị tạm tính TSBĐ luôn). Lại ngu một cái là quy định trong Hợp đồng là định giá lại tối thiểu 03 háng 01 lần, bjo định giá lại em đang băn khoăn là lấy (Giá trị Hợp đồng - giá trị Chủ đầu tư đã thanh toán) có chuẩn ko??? mà lấy ntn giá trị bị sụt giảm thì có cách gì gỡ ko. Mông lung quá!
Không biết cái này bạn Rock_fan2607 đã giải quyết được chưa :D. Mình có chút ý kiến này bạn tham khảo nhé!
(Không biết quy định nội bộ của bên bạn như thế nào, nhưng mình xử lý theo phạm vi kiến thức mình có nhé! mong sẽ giúp được bạn):
Đối với TSBĐ là quyền đòi nợ phát sinh từ Hợp đồng thi công xây dựng thì việc đơn vị thi công (khách hàng) đã ký HĐ theo những nguyên tắc nhất định và tạm tính giá trị (Giá trị A)--> Quyền đòi nợ của bạn đã hình thành hoặc hình thành phụ thuộc vào việc bên thi công đã thi công chưa, trong trường hợp khách hàng phát sinh bảo lãnh thực hiện HĐ như trường hợp này thì QĐN của bạn là loại QĐN hình thành trong tương lai. Cần xác định để đối chiếu tỷ lệ cấp tín dụng phù hợp.
Giá trị định giá QĐN = Giá tạm tính - phần ứng trước.
(Phần ứng trước có thể dùng để bảo đảm cho bảo lãnh tạm ứng, cái này phải rành mạch)
Để đảm bảo hạn chế rủi ro thì trước khi QĐN hình thành KH phải có tài sản bảo đảm bù đắp (nếu NH bạn không có quy định này thì thui nhé).
Quy định trong HĐ thế chấp quyền đòi nợ là định giá 03 tháng/01 lần để tránh trường hợp giá trị QĐN sụt giảm so với định giá kỳ trước. Giá trị định giá được chia làm 02 cấu phần giá trị QĐN đã hình thành và QĐN hình thành trong tương lai (vì bên mình tỷ lệ cấp TSBĐ cho từng loại này là khác nhau)
Theo đó:
Giá trị QĐN đã hình thành = Giá trị HĐ theo phần đã thi công thực tế - giá trị chủ đầu tư đã thanh toán
(nếu chủ đầu tư thanh toán hơn giá trị thi công thực tế thì giá trị này có thể âm và phải giảm trừ ở phần QĐN hình thành tương lai)
Giá trị QĐN hình thành trong tương lai= Giá tạm tính - Giá trị HĐ đã thực hiện thi công thực tế -giá trị chủ đầu tư trả trước nếu có.
Giá định giá lại có thể bị sụt giảm do nhiều nguyên nhân, bạn xem xem nguyên nhân là do đâu nhé! Nếu giá trị TSBĐ sụt giảm thì nên yêu cầu KH bổ sung thêm TSBĐ hoặc giảm dư nợ.
Mong có thể giúp đc Rock_fan2607 :)!
Chúc bạn may mắn!
 
Không biết cái này bạn Rock_fan2607 đã giải quyết được chưa :D. Mình có chút ý kiến này bạn tham khảo nhé!
(Không biết quy định nội bộ của bên bạn như thế nào, nhưng mình xử lý theo phạm vi kiến thức mình có nhé! mong sẽ giúp được bạn):
Đối với TSBĐ là quyền đòi nợ phát sinh từ Hợp đồng thi công xây dựng thì việc đơn vị thi công (khách hàng) đã ký HĐ theo những nguyên tắc nhất định và tạm tính giá trị (Giá trị A)--> Quyền đòi nợ của bạn đã hình thành hoặc hình thành phụ thuộc vào việc bên thi công đã thi công chưa, trong trường hợp khách hàng phát sinh bảo lãnh thực hiện HĐ như trường hợp này thì QĐN của bạn là loại QĐN hình thành trong tương lai. Cần xác định để đối chiếu tỷ lệ cấp tín dụng phù hợp.
Giá trị định giá QĐN = Giá tạm tính - phần ứng trước.
(Phần ứng trước có thể dùng để bảo đảm cho bảo lãnh tạm ứng, cái này phải rành mạch)
Để đảm bảo hạn chế rủi ro thì trước khi QĐN hình thành KH phải có tài sản bảo đảm bù đắp (nếu NH bạn không có quy định này thì thui nhé).
Quy định trong HĐ thế chấp quyền đòi nợ là định giá 03 tháng/01 lần để tránh trường hợp giá trị QĐN sụt giảm so với định giá kỳ trước. Giá trị định giá được chia làm 02 cấu phần giá trị QĐN đã hình thành và QĐN hình thành trong tương lai (vì bên mình tỷ lệ cấp TSBĐ cho từng loại này là khác nhau)
Theo đó:
Giá trị QĐN đã hình thành = Giá trị HĐ theo phần đã thi công thực tế - giá trị chủ đầu tư đã thanh toán

(nếu chủ đầu tư thanh toán hơn giá trị thi công thực tế thì giá trị này có thể âm và phải giảm trừ ở phần QĐN hình thành tương lai)
Giá trị QĐN hình thành trong tương lai= Giá tạm tính - Giá trị HĐ đã thực hiện thi công thực tế -giá trị chủ đầu tư trả trước nếu có.
Giá định giá lại có thể bị sụt giảm do nhiều nguyên nhân, bạn xem xem nguyên nhân là do đâu nhé! Nếu giá trị TSBĐ sụt giảm thì nên yêu cầu KH bổ sung thêm TSBĐ hoặc giảm dư nợ.
Mong có thể giúp đc Rock_fan2607 :)!
Chúc bạn may mắn!
Cho mình hỏi chút: Trường hợp QĐN đã hình thành= giá trị nghiệm thu - giá trị đã được thanh toán.
Trường hợp chưa khấu trừ hết tạm ứng ban đầu thì theo bạn công thức trên còn đúng
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,221
Thành viên mới nhất
menusrs8
Back
Bên trên