[Đáp án trắc nghiệm] Bạn có phải là ứng viên trả lời phỏng vấn xuất sắc? (Phần 1 & 2)

cocghe266

Administrator
Link câu hỏi trắc nghiệm:

Phần 1: http://ub.com.vn/threads/14878-Trac...g-vien-tra-loi-phong-van-xuat-sac-Phan-1.html
Phần 2: http://ub.com.vn/threads/14879-Trac...g-vien-tra-loi-phong-van-xuat-sac-Phan-2.html

Đáp án:

Phần 1:

Câu1.Nhận được câu hỏi “Hãy nói cho tôi biết về bản thân bạn”, bạn sẽ:
a.
Câu trả lời này hoàn toàn có thể chấp nhận được nhưng sẽ không dễ bộc lộ được bản thân bạn trừ khi những sở thích của bạn có liên quan đến công việc hoặc bạn đạt được những thành tích cao và mong muốn được công nhận.
b.
Đây có thể là một giải phát hay, cho phép bạn giải thích một cách tích cực về bất cứ vấn đề gì mà bạn gặp và chỉ ra được rằng bạn biết cách áp dụng những kỹ năng đưa ra quyết định và kế hoạch một cách logic khi cần phải ra những quyết định quan trọng.
c.
Tuy nhiên nếu cách tiếp cận của bạn mang tính trực giác và bạn chỉ xa đà vào các vấn đề thì đây không phải là cách tiếp cận đúng với bạn. Hãy bắt đầu nói về thời gian bạn 16 tuổi, nhấn mạnh đến những bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống của bạn như ngành nghề, trường bạn học và tại sao bạn ứng tuyển vào vị trí làm việc này. Đây cũng có thể là một cơ hội tốt để giải thích những nhược điểm trong hồ sơ của bạn theo một cách tích cực.
Câu2.Bạn đã chọn trường Đại học như thế nào?
a.
Với cả trả lời này, ít nhất cũng chỉ ra rằng bạn có tìm hiểu thực tế nhưng sẽ cho NTD thấy bạn làm việc đó không có kế hoạch – một người đưa ra quyết định dựa trên những yếu tố chung chung chứ không phải là những yếu tố logic. Vì vậy hãy cố gắng củng cố thêm cho câu trả lời của bạn bằng một vài minh chứng cụ thể như bạn đã xem xét đến những yếu tố chuyên nghiệp và điều kiện của mỗi trường học.
b.
Với câu trả lời này, bạn cho thấy mình là một người có kỹ năng tổ chức, luôn suy nghĩ mọi việc rất cẩn thận nhưng nhớ rằng là cẩn thận chứ không phải là quá kỹ càng và chặt chẽ - kiểu câu trả lời cho thấy bạn có cách tiếp cận theo phương pháp phân tích phù hợp với những nghề nghiệp yêu cầu sự phân tích chi tiết như lĩnh vực khoa học hoặc tài chính.
c.
Điều này thoạt tiên nghe có thể hợp lý nhưng NTD sẽ thấy bạn dễ dàng bị chỉ đạo và thiếu độc lập trong suy nghĩ hoặc không thể tự đưa ra được quyết định của mình. Vì vậy phải chắc chắn rằng đây không phải là toàn bộ câu hỏi của bạn.
Câu3.Tại sao bạn muốn làm công việc này?
a.
Hứng thú đối với công việc là một yếu tố quan trọng giúp bạn hoàn thành tốt công việc, nhưng với NTD, bạn phải thể hiện cho họ thấy bạn có những kỹ năng gì và chúng phù hợp thế nào với công việc
b.
Đây là cách tiếp cận hiệu quả hơn cả. Câu trả lời của bạn cần thể hiện được sự hiểu biết và kiến thứ của bạn về công việc. Hay nói cách khác bạn nên chỉ ra công việc phù hợp với sở thích và ưu điểm của bạn (những gì bạn có) cùng với những kỹ năng và khả năng được theo yêu cầu của công việc (những gì NTD cần).
c.
Lời khuyên từ những người khác có thể là một điểm khởi đầu hữu ích cho sự chọn lựa nghề nghiệp của bạn, nhưng NTD cũng cần phải thấy việc bạn đã nghiên cứu về công việc và chứng minh những ưu điểm của bạn phù hợp với công việc như thế nào.
Câu4.Bạn có kỹ năng lãnh đạo chứ?
a.
Bạn cần phải đưa ra bằng chứng cụ thể vì người phỏng vấn không dễ gì chấp nhận câu trả lời của bạn theo giá trị bên ngoài.
b.
Đây là những gì NTD đang tìm kiếm – minh chứng về những kỹ năng lãnh đạo của bạn được thể hiện bằng những minh họa cụ thể, Bạn cần chắc chắn rằng bạn đã nhìn qua những ví dụ thể hiện cho những kỹ năng này trong hồ sơ trước khi tham gia vào buổi phỏng vấn.
c.
Sự thật thà của bạn có thể sẽ tạo được ấn tượng với người phỏng vấn nhưng họ luôn hi vọng ứng viên phải xem xét họ có phù hợp với vị trí ứng tuyển không trước khi nộp đơn xin việc – nếu bạn không thể bộc lộ những kỹ năng của mình bằng những ví dụ minh họa, bạn sẽ khó long vượt qua được vòng phỏng vấn.
Câu5.Bạn có nộp đơn xin việc ở công ty đối thủ nào của chúng tôi không?
a.
Bạn có thể nghĩ NTD sẽ tự hào vì điều này nhưng hoàn toàn ngược lại. Họ sẽ nghĩ rằng bạn không trung thực hoặc tự hỏi liệu mối quan tâm chính của bạn có nằm ở một lĩnh vực nghề nghiệp khác hay không – trong trường hợp đó NTD có thể lo lắng bạn sẽ không cam kết làm việc lâu dài cho công ty hoặc thiếu động lực làm việc.
b.
Người phỏng vấn sẽ hi vọng bạn ứng tuyển vào những công ty đối thủ - và nếu bạn là một ứng viên sang giá, họ sẽ dành thời gian giải thích tại sao bạn nên làm việc cho công ty của họ thay vì cho những công ty khác.
c.
Điều này không hoàn toàn là một câu trả lời tệ - nếu chỉ có 5 công ty kế toán hàng đầu được công nhận và có nhiều yếu tố chung. Tuy nhiên nếu bạn nộp đơn cho vô số các công ty thì có NTD sẽ nghĩ rằng bạn thiếu tự tin khi đi xin việc và có thể cũng sẽ mất rất nhiều thời gian để bạn học việc.
Câu6.Bạn có muốn hỏi gì về công ty hay công việc không?
a.
Mặc dù nhấn mạnh việc bạn đã tìm hiểu về thông tin của công ty là điều tốt song câu trả lời này cho thấy bạn không tò mò và cũng không có động cơ thúc đẩy đối với công việc – hãy cố gắng hỏi ít nhất một câu hỏi.
b.
Đây là một câu hỏi mà nhà tuyển dụng chờ đợi từ ứng viên của mình. Qua câu hỏi này, bạn sẽ có cơ hội làm sáng tỏ những thắc mắc của mình về nghề nghiệp. Quá trình thăng tiến, đánh giá, doanh thu, đào tạo… là những câu hỏi hợp lý và bạn sẽ không bị đi lệch hướng trong buổi phỏng vấn.
c.
Đối với những nghề nghiệp như báo chí, kế toán, ham tìm hiểu chính là một kỹ năng quan trọng. Đặt ra càng nhiều câu hỏi, bạn đã đáp ứng được một kỹ năng mà những công việc này yêu cầu. Tuy nhiên, nếu đã quá thời gian phỏng vấn hoặc có những dấu hiện thiếu kiên nhẫn từ phía nhà tuyển dụng, bạn đừng đặt ra quá nhiều câu hỏi. Hãy cố gắng tránh hỏi những câu mà bạn hoàn toàn biết được câu trả lời. Đồng thời những câu hỏi của bạn cần phải được suy nghĩ kỹ càng – chứ không phải là những câu hỏi bạn vừa mói nghĩ ra.

Phần 2:

Câu1.Câu nào dưới đây bạn không nên đưa vào phần chuẩn bị cho buổi phỏng vấn xin việc


Câu trả lời là D. Điều này không có nghĩa rằng bạn không nên tìm hiểu về chế độ lương bổng, bạn cần phải làm điều này. Nhưng việc bạn đặt ra những câu hỏi liên quan đến tiền bạc và quyền lợi ngay khi bắt đầu buổi phỏng vấn, NTD sẽ đánh giá bạn là người hấp tấp và tự tin quá mức. Một yếu tố quan trọng giúp buổi phỏng vấn thành công chính là sự chuẩn bị. Bạn cần nghiên cứu về công ty và lĩnh vực kinh doanh để có thể bộc lộ kiến thức của mình trong buổi phỏng vấn. Bạn cũng nên dành một chút thời gian để chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn điển hình – và luyện tập trả lời những câu hỏi đó như khi tham gia một buổi phỏng vấn thật sự. Cuối cùng, bạn nên mang theo những giấy tờ cần thiết như sơ yếu lý lịch, danh sách người tham khảo, các sản phẩm mẫu bạn đã làm…
Câu2.Trang phục công sở luôn luôn là trang phục an toàn nhất “đảm bảo cho sự thành công của bạn”.


Câu trả lời đúng là A. Mặc dù có rất nhiều công ty không bắt buộc nhân viên phải mặc trang phục công sở nhưng vẫn an toàn hơn nếu bạn ăn mặc trang trọng và lịch sự. Hãy nhớ rằng ấn tượng đầu tiên khá quan trọng và ấn tượng đầu tiên theo hướng tích cực sẽ giúp bạn có một khởi đầu tốt cho buổi phỏng vấn. Nếu bạn muốn biết nên mặc như thế nào thì tốt nhất? Hãy gọi điện cho công ty bạn ứng tuyển và hỏi xem họ muốn ứng viên mặc như thế nào khi đến tham dự buổi phỏng vấn. Nếu bạn biết một ai đó làm việc trong công ty hãy hỏi họ. Nếu không, hãy hỏi bộ phận nhân sự, họ sẽ sẵn sàng trả lời cho bạn.
Câu3.Là một ứng viên đáp ứng đầy đủ nhất những phẩm chất cần thiết cho vị trí ứng tuyển sẽ đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ được nhận vào làm việc.


Câu trả lời là B. Đã có rất nhiều trường hợp cho thấy mặc dù hồ sơ của ứng viên rất hoàn hảo với vị trí công việc nhưng vẫn thất bại trong buổi phỏng vấn và không được nhận vào làm việc. Là người đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của NTD giúp bạn được gọi đi phỏng vấn, vì vậy bạn cần phải làm tốt phần còn lại. Đừng rơi vào cái bẫy khi nghĩ rằng bạn không cần chuẩn bị gì cho buổi phỏng vấn vì bạn là ứng viên hoàn hảo, nếu không bạn sẽ làm NTD thất vọng. Hãy nhớ rằng mục đích của buổi phỏng vấn là thể hiện cho NTD thấy được tầm ảnh hưởng của bạn tới tổ chức và công việc như thế nào nếu bạn được nhận vào làm việc.
Câu4.Kỹ thuật STAR (viết tắt của Situation – tình huống, Task – nhiệm vụ, Action – hành động, Results – những kết quả) là công cụ giúp bạn xem xét cách trả lời cho loại câu hỏi phỏng vấn nào?


Câu trả lời đúng là C. Phỏng vấn hành vi là kiểu phỏng vấn dựa vào nguyên lý “cách làm việc trong quá khứ của bạn chính là chỉ số tốt nhất để thể hiện hành vi của bạn trong tương lai” và sử dụng những câu hỏi để thăm dò những hành vi cụ thể trong quá khứ như “hãy nói cho tôi về thời gian anh/chị đối mặt với một vấn đề không mong muốn”, “hãy nói cho tôi về kinh nghiệm của bạn khi không đạt được mục tiêu đề ra” và “cho tôi một ví dụ cụ thể về thời gian bạn phải quản lý nhiều dự án cùng một lúc”. Các ứng viên cần chuẩn bị cho những buổi phỏng vấn như thế này bằng cách nhớ lại những câu chuyện trong quá khứ làm sao cho phù hợp với tất cả các loại câu hỏi hành vi khác nhau. STAR là công cụ giúp bạn tổ chức và lập kế hoạch cho những câu trả lời đối với những loại câu hỏi kiểu này.
Câu5.Chào hỏi lễ tân/ trợ lý khi bạn đến và thể hiện sự tôn trọng với họ là một yếu tố quan trọng đối với sự thành công.


Câu trả lời là A. Đây là một hành động nhỏ nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của nó: lễ tân và trợ lý là những người có vai trò quan trọng trong tổ chức và nhiều NTD sẽ hỏi họ về cách ứng xử của các ứng viên – vì vậy bạn cần giới thiệu bản thân một cách chuyên nghiệp và thân thiện. Những ứng viên nghĩ rằng mình có vị trí cao hơn – có thể sẽ lờ đi hoặc thậm chí là có thái độ vô lễ với những người “nhỏ bé”. Và những ứng viên có cách cư xử như vậy trong phỏng vấn hẳn sẽ trở nên tệ hơn nếu họ là nhân viên của công ty vì vậy NTD thường có xu hướng loại bỏ những ứng viên kiểu này.
Câu6.Phần nào trong phỏng vấn là phần quan trọng nhất?


Câu trả lời là D. Bạn cần giữ được sự tập trung trong toàn bộ thời gian phỏng vấn để có thế tiến tới bước đi tiếp theo – được mời đi phỏng vấn những vòng tiếp theo hoặc nhận được việc. Do vậy tất cả các phần này đều quan trọng như nhau. Phút đầu tiên của buổi phỏng vấn khá quan trọng, NTD thường có ấn tượng đầu tiên và lâu dài về cách bạn ăn mặc, cách bắt tay, sự tự tin và tất cả những gì bạn thể hiện trong phút đầu tiên đó. Bạn cũng cần chuẩn bị những câu hỏi phỏng vấn - đặc biệt là những câu hỏi khó. Bạn cũng không nên bỏ qua phút cuối cùng của buổi phỏng vấn. Hãy luôn luôn nhớ rằng phỏng vấn giống như một cuộc điện thoại chào hàng - bạn cần phải thuyết phục NTD nhận bạn vào làm việc. Theo ngôn ngữ kinh doanh, chúng ta gọi điều này là kết thúc cuộc giao dịch. Bạn phải chắc chắn rằng phút cuối cùng là thời gian để bạn nhắc lại sự quan tâm của bạn đến công việc (có thể hỏi về công việc) cũng như quyết định bước đi tiếp theo của bạn trong quá trình xin việc.
Câu7.Ba bí quyết quan trọng nhất đóng góp tới sự thành công trong phỏng vấn của bạn là


Câu trả lời là B. Tất cả các câu trả lời đều chứa đựng những ý đúng. Bạn chắc chắn muốn cơ thể mình có mùi hương quyết rũ (hoặc ít nhất thì cũng không có mùi hôi) và có hơi thở thơm tho. NTD đánh giá sự nhiệt tình (đối với công việc, công ty, ngành nghề kinh doanh) và cách bạn nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng là những yếu tố quan trọng nhất để gặt hái thành công trong phỏng vấn. Vì phỏng vấn là buổi trò chuyện giữa nhân viên tiềm năng và NTD nên nói năng rõ ràng cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Câu8.Bạn nên đến trước buổi phỏng vấn bao lâu?


Câu trả lời là C. Nếu bạn chọn 1 tiếng, chắc hẳn bạn là người thường đến sân bay nhiều giờ trước khi chuyến bay của bạn khởi hành. Nếu bạn chọn 1 phút, bạn chắc hẳn là kiểu người “đến vào phút chót”. Bạn chỉ nên đến trước buổi phỏng vấn 10 phút. Với khoảng thời gian này, bạn có thể tránh được những tình huống bất ngờ xảy ra (như thang máy không họat động) và hoàn thành bản khai xin việc hoặc các giấy tờ khác trước khi vào phòng phỏng vấn.
Câu9.Bạn chỉ nên dùng những ví dụ từ kinh nghiệm làm việc thực sự của bạn để trả lời câu hỏi phỏng vấn xin việc.


Câu trả lời đúng là B. Sẽ là lý tưởng nếu các câu trả lời của bạn liên quan đến kinh nghiệm bạn có trong công việc nhưng chúng ta có thể học những bài học giá trị từ những vấn đề liên quan đến công việc (khả năng lãnh đạo, làm việc nhóm…) từ những nơi ngoài công sở như các họat động tình nguyện, công việc cộng đồng, các môn thể thao và các mối quan hệ cá nhân. Đặc biệt là đối với các bạn sinh viên mới tốt nghiệp, các NTD sẽ không hi vọng những câu trả lời của bạn có liên quan đến các kinh nghiệm trong công việc. Bài học mà bạn học được còn quan trọng hơn là bạn học bài học đó trong hoàn cảnh nào.
Câu10.Điều tốt nhất bạn cần làm trong buổi phỏng vấn khi nhận được một câu hỏi khiến bạn bối rối là.


Câu trả lời đúng là D. Nếu bạn chọn một trong ba lựa chọn đầu tiên, NTD sẽ thấy bạn không hề chuẩn bị cho câu hỏi đó - và có lẽ là toàn bộ buổi phỏng vấn. Bạn cần phải trả lời theo cách tích cực và mang tính xây dựng. Một người đã từng đi phỏng vấn rất nhiều liệu có bối rối không? Dĩ nhiên là có và đó là lý do tại sao bạn cần có một chiến lược kéo dài thời gian hơn để chuẩn bị cho câu trả lời. Bạn không nhất thiết phải diễn giải lại câu hỏi – một khoảng thời gian ngắn im lặng cũng không vấn đề gì – chỉ cần đảm bảo là bạn có thêm chút thời gian để tìm câu trả lời.
(Sưu tầm)
 
Đáp án khá chi tiết, đặc biệt phần 1 có sự so sánh giữa các đáp án:)
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,092
Tổng số thành viên
351,676
Thành viên mới nhất
duncanlaurencem
Back
Bên trên