Đăng ký giao dịch bảo đảm là Động sản

namtrang511

Verified Banker
Chào các anh, chị, em đồng nghiệp
Hôm nay mình xin đăng đàn chia sẻ 1 ít thông tin về việc Đăng ký giao dịch bảo đảm là Động sản tại Cục đăng ký Quốc gia Giao dịch bảo đảm.
Chắc là một số ace đồng nghiệp đã có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này nhưng thời gian vừa rồi CN mình có xử lý nợ và phát sinh 1 vấn đề như sau:
- Khách hàng vay vốn tại NH dùng tài sản bảo đảm là Động sản (máy móc thiết bị). CN mình có giữ chứng từ gốc của toàn bộ số tài sản này và đã tiến hành đầy đủ thủ tục Đăng ký GDBĐ.
- Khi xảy ra vấn đề về xử lý tài sản để thanh toán nợ gốc, lãi vay, thì phát sinh vấn đề Tài sản này đã được thế chấp tại 1 NH (NH A) khác và NH A kia đã đăng ký GDBĐ với thứ tự trước NH mình. Do đó nếu xử lý tài sản theo quy định, thì NH A sẽ là người được ưu tiên sử dụng nguồn thu từ tài sản trước NH mình
Vấn đề rút ra ở đây, là khi đăng ký GDBĐ Động sản, thường chúng ta (hoặc có thể chỉ tại NH mình) chỉ quan tâm đến việc nắm giữ bản gốc chứng từ sở hữu tài sản của Khách hàng chứ chưa kiểm tra kỹ lưỡng thông tin tài sản này đã được thế chấp ở đâu chưa (có thể kiểm tra nhưng chưa kỹ hoặc KH không hợp tác) => Dẫn đến rủi ro Tài sản được đăng ký tại nhiều nơi như trường hợp trên của mình
Qua ví dụ này mình có 1 số kinh nghiệm và mong ace đồng nghiệp đóng góp thêm ý kiến để phòng tránh được rủi ro khi nhận thế chấp là động sản (máy móc thiết bị, phương tiện giao thông...):
- Tra cứu lịch sử CIC phần tài sản bảo đảm của KH. (Hiện tại việc tra cứu TSBĐ của KH khá hạn chế và thông tin phản hồi chưa thật sự đầy đủ)
- Tra cứu lịch sử ĐK GDBĐ của tài sản qua trang web của Cục đăng ký quốc gia (Cục đăng ký quốc gia giao dich bảo đảm - Bộ Tư Pháp). Nếu chỉ sử dụng công cụ tra cứu miến phí thì thông tin phản hồi phải nói là không có gì luôn. Nên bắt buộc phải đăng nhập để tra cứu và tất nhiên là sẽ phải trả phí khi tra cứu kiểu này.
- Thực hiện cam kết của KH với NH trong hợp đồng thế chấp về nội dung: Chưa dùng tài sản này đi thế chấp cho nghĩa vụ nợ tại bên thứ 3 nào khác trước, trong hoặc sau khi ký hợp đồng thế chấp này.
Mình mới chỉ thực hiện được 1 số cách như trên. ACE đóng góp ý kiến thêm nhé!
 
  • Like
Reactions: A13
Rất thực tế. Mình chuyên làm mảng xe, nên đăng kí cái này hoài, hồi giờ cứ nghĩ đăng kí là xong chứ k nghĩ j nữa . Tks b
 
Nam ơi cái tra cứu miễn phí trên website của cục ra khá nhiều thông tin mà, thậm chí còn đính kèm cả bản scan đơn đăng ký nữa cơ.
Anh đi kiểm tra kho hàng của KH thường tra cái này thấy chính xác phết đấy chứ.

Đối với động sản thì có mấy đặc thù:
- Đối với MMTB, hàng hóa, quyền TS,... thường TT ĐKGDBD sẽ nhận đăng ký hết, kê khai thế nào tùy thuộc vào ý chí chủ quan của NH, thậm chí kê khai sai so với giấy tờ và hợp đồng bảo đảm cũng chẳng ảnh hưởng. Do vậy nếu 1 TS mà 2 NH kê khai khác nhau thì vẫn đăng ký được hết.
- Thường khi giải chấp tài sản là động sản Ngân hàng ít thực hiện thủ tục xóa tại Cục, nên cái danh sách tra cứu trên website của cục sẽ dài dằng dặc (nếu KH thế chấp nhiều TS, tại nhiều NH, dồn lại qua các năm).
Để chắc ăn thì nếu có thông tin liên quan tới TS tại NH khác phải yêu cầu KH làm việc với NH cũ xóa đăng ký rồi mình mới đăng ký lại, và nếu thấy những tài sản na ná (có thể số giấy tờ khác nhau) thì cũng nên check chéo lại với NH cũ xem còn thế chấp nữa hay không.
Bên cạnh đó phải kết hợp với cả quản lý TSBĐ thực tế nữa, nhiều trường hợp thủ tục đầy đủ nhưng trên thực tế TS đã bị mất mát, hư hỏng, đánh tráo nên việc xử lý TS khi đã quá hạn sẽ rất khó khăn, thậm chí mất trắng.
 
Đặc thù Anh nói chuẩn luôn. Đăng ký với nội dung khác nhau 1 chút nhưng miễn là đúng quy định thì có cùng 1 tài sản hay giấy tờ gì không vẫn đăng ký được.
Cái tra cứu thông tin miễn phí em gặp toàn trường hợp chỉ ra số đơn đăng ký chứ không ra được thông tin cụ thể gì anh ạ.
 
Đăng ký giao dịch đảm bảo cùng 1 chỗ mà không phát hiện ra giao dịch đầu hả Nam?
 
Đăng ký giao dịch đảm bảo cùng 1 chỗ mà không phát hiện ra giao dịch đầu hả Nam?
Em thấy nếu cùng 1 tài sản nhưng cách khai báo khác nhau về loại tài sản và nghĩa vụ bảo đảm vẫn được cấp anh ạ
Vì luật không cấm việc 1 tài sản bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ nên em cũng đang không biết xử lý thế nào. Chi nhánh em cũng đang dính 1 vụ như vậy anh ạ!
 
  • Like
Reactions: A13
Em thấy nếu cùng 1 tài sản nhưng cách khai báo khác nhau về loại tài sản và nghĩa vụ bảo đảm vẫn được cấp anh ạ
Vì luật không cấm việc 1 tài sản bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ nên em cũng đang không biết xử lý thế nào. Chi nhánh em cũng đang dính 1 vụ như vậy anh ạ!

Do anh chưa có từng giao dịch với trên này nên không rõ. Như vậy lỗ hổng quá lớn. Tới hồi gánh anh em mình gánh vì cứ ỷ y vì đã giao dịch đảm bảo cái Máy Móc này rồi. Không lẻ làm giấy chuyển nhượng tài sản rồi cho nó thuê lại trời!!!
 
Do anh chưa có từng giao dịch với trên này nên không rõ. Như vậy lỗ hổng quá lớn. Tới hồi gánh anh em mình gánh vì cứ ỷ y vì đã giao dịch đảm bảo cái Máy Móc này rồi. Không lẻ làm giấy chuyển nhượng tài sản rồi cho nó thuê lại trời!!!
Đúng rồi anh. Em cũng không rõ họ quản lý thế nào nhưng nếu mấy cái máy móc thiết bị có số khung số mày gì đó còn đỡ chứ mấy cái quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán này nọ thì thấy cứ gửi online, 30' sau gọi hỏi kết quả là ok hết luôn anh ạ @@
 
  • Like
Reactions: A13
Đúng rồi anh. Em cũng không rõ họ quản lý thế nào nhưng nếu mấy cái máy móc thiết bị có số khung số mày gì đó còn đỡ chứ mấy cái quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán này nọ thì thấy cứ gửi online, 30' sau gọi hỏi kết quả là ok hết luôn anh ạ @@

Còn trách nhiệm họ có lãnh không?
Bài học này xương máu đến tủy luôn quá. Rõ khổ.
 
Đúng rồi anh. Em cũng không rõ họ quản lý thế nào nhưng nếu mấy cái máy móc thiết bị có số khung số mày gì đó còn đỡ chứ mấy cái quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán này nọ thì thấy cứ gửi online, 30' sau gọi hỏi kết quả là ok hết luôn anh ạ @@
Thường nhận quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán thì phải nhận cả trên giấy tờ và kết hợp trên thực tế.
Hàng mua trong nước thì phải trực tiếp kiểm tra và nhận hàng về tại kho KH, đánh dấu, niêm phong các thứ lại.
Nếu hàng nhập thì phải giữ bộ chứng từ gốc, hàng về cảng thì CV QHKH cùng KH đi làm thủ tục thông quan và áp tải về kho.
Tuy nhiên nhiều NH đang làm lỏng khâu này, thường giao bộ chứng từ cho KH đi làm luôn, tài sản về kho mới xuống kiểm tra (hoặc đôi lúc còn chả kiểm tra).
Khổ nhất là mấy bạn mới ra trường, ko có kinh nghiệm và chưa nắm bản chất vấn đề, lại vừa áp lực chỉ tiêu, chả có thời gian mà đọc quy định, cứ anh chị trong phòng hướng dẫn sao làm vậy. Về sau trách nhiệm thì gánh hết.
 
  • Like
Reactions: ImB

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,221
Thành viên mới nhất
menusrs8
Back
Bên trên