Câu hỏi về chiết khấu hối phiếu

taocoibi

Thành viên tích cực
Em vừa thi xong thanh toán quốc tế có 2 câu hơi băn khoăn . Anh em giải đáp giùm nhé
Câu 1 : lãi suất chiết khấu càng cao thì số tiền chiết khấu càng nhỏ
Câu 2 : trong ký hậu séc hạn chế người thụ hưởng kế tiếp có quyền chuyển nhượng séc cho người ký phát séc
Đúng hay sai và vì sao
 
Câu 1 : lãi suất chiết khấu càng cao thì số tiền chiết khấu càng nhỏ

==> Theo mình nghĩ. Cụm từ "Số tiền chiết khấu" ở đây mang nghĩa của Trị giá chiết khấu đúng ko bạn. Nếu thế thì câu này sẽ đúng. vì khi lãi suất chiết khấu cao thì lãi mà ngân hàng nhận được sẽ tăng, đồng nghĩa với số tiền người chiết khấu nhận đc sẽ giảm

Câu 2 : trong ký hậu séc hạn chế người thụ hưởng kế tiếp có quyền chuyển nhượng séc cho người ký phát séc
câu này mình ko hiểu lắm. Ký hậu séc hạn chế là thế nào nhỉ. mình mới nghe ký hậu hối phiếu hạn chế.
Cậu có thể đặt dấu phẩy ở câu này để phân rõ các cụm từ không vì nếu để thế có nhiều cách hiểu các cụm từ lắm



 
theo như cô giáo mình giảng thì số tiền chiết khấu ở đây là số tiền lãi mà dn nhận đc , nên theo đa số các bạn cùng đề thì là sai , nhưng mình làm là đúng vì mình cũng hiểu như bạn nên cũng ko biết tn nữa
còn ký hậu séc hạn chế là 1 hình thức ký hậu của séc như kiểu ký hậu hạn chế của hp nhưng mình cũng ko chắc chắn lắm là có ình thức ký hậu này nên câu này mình làm khá lung tung
 
Câu 1: Số tiền chiết khấu là số tiền mà các doanh nghiệp chiết khấu chứng từ ( thường là các ngân hàng ) thu được từ việc thực hiện dịch vụ này nên lãi suất càng cao thì số tiền chiết khấu càng cao ( do số tiền chiết khấu = lãi suất chiết khấu x giá trị chứng từ) do vậy câu này là sai.
Câu 2: Theo luật công cụ chuyển nhượng VN 2005 thì là sai ( theo đ 65 và đ 28 ) thì khi séc đã ghi không được chuyển nhượng thì sẽ không được chuyển nhượng dù cho bất kì ai.
Theo ULC 1931 ( đ14 ) thì là đúng vì khi séc qui định " không theo lệnh" ( not to order ) thì việc chuyển nhượng tiếp theo sẽ được có giá trị như chuyển nhượng thông thường ( VD như với cầm cố và có văn bản cầm cố là tạo việc chuyển nhượng ) chứ không như việc chuyển nhượng bằng kí hậu . Do vậy là hoàn toàn có thể chuyển nhượng nhưng không bằng biện pháp kí hậu.
Theo BEA 1882, Đúng do theo điều 73 và đ 35 thì kí hậu hạn chế được hiểu theo 2 cách
- C1: là cấm chuyển nhượng thì giải thích giống ULC 1931 ( ở đ 8 (1) của BEA 1882 )
- C2: là kí hậu để nhờ thu ( pay D for the account of X) thì vẫn có thể kí hậu chuyển nhượng tiếp nhưng cũng chỉ là với tư cách kí hậu để nhờ thu.
Tóm lại, ở câu 2 này trong bài làm thì nên trả lời là sai do thường thì trong câu hỏi là đề cập đến luật Việt Nam
PS: trên là ý hiểu của mình, mọi người cùng trao đổi nha!!!!!
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,533
Thành viên mới nhất
dongthunggo
Back
Bên trên