Cách xác định Hạn mức Bảo lãnh

tomhumhp

Thành viên tích cực
Các anh (chị) trên UB ơi...em đang phải tính hạn mức BL cho 01 doanh nghiệp... Có anh chị nào đã từng tính toán hạn mức BL cho em xin file tính toán với ạ.

Trân trọng!
 
thanks b...sao minh o mo duoc nhi ..thay ghi not found???

- - - Updated - - -

minh dang tinh han muc blanh cho DN ...nhưng việc tính toán cảu mình chỉ là những số bốc thuốc^^.
 
Đây là hướng dẫn xác định hạn mức bảo lãnh của ngân hàng BIDV:

Hạn mức bảo lãnh cho năm kế hoạch của 1 khách hàng bao gồm:

- Phần A là số dư các loại bảo lãnh còn hiệu lực đến thời điểm xác định hạn mức. Trong đó:

+ A1 là số dư bảo lãnh dự thầu tính đến thời điểm xác định hạn mức.

+ A2 là số dư bảo lãnh thực hiện hợp đồng tính đến thời điểm xác định hạn mức.

+ A3 là số dư bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước tính đến thời điểm xác định hạn mức.

+ A4 là số dư bảo lãnh bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm tính đến thời điểm xác định hạn mức.

+ A5 là số dư bảo lãnh khác tính đến thời điểm xác định hạn mức.

(A = A1 + A2 + A3 + A4 + A5)

- Phần B là dự kiến giá trị các loại bảo lãnh sẽ phát sinh trong năm kế hoạch. Trong đó:

+ B1 là dự kiến giá trị bảo lãnh dự thầu sẽ phát sinh trong năm kế hoạch.

B1 = Giá trị các công trình sẽ tham gia đấu thầu trong năm kế hoạch x 3% x 90 ngày/ 360 ngày (4 vòng)​

+ B2 là dự kiến giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng sẽ phát sinh trong năm kế hoạch.

B2 = Giá trị các công trình dự kiến trúng thầu trong năm kế hoạch x 10 %

+ B3 là dự kiến giá trị bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước sẽ phát sinh trong năm kế hoạch.

B3 = Giá trị các công trình dự kiến trúng thầu trong năm kế hoạch x 15%​

+ B4 là dự kiến giá trị bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm sẽ phát sinh trong năm kế hoạch.

B4 = Giá trị các công trình dự kiến sẽ hoàn thành, bàn giao trong năm kế hoạch x 5%

+ B5 là dự kiến giá trị bảo lãnh khác sẽ phát sinh trong năm kế hoạch.

(B = B1 + B2 + B3 + B4 + B5)​

- Phần C: là dự kiến số dư bảo lãnh còn hiệu lực đến thời điểm xác định hạn mức (A) sẽ đáo hạn trong năm kế hoạch.

Hạn mức bảo lãnh = A + B - C

Lưu ý: Cán bộ quan hệ khách hàng cần căn cứ vào tình hình hoạt động, đặc điểm của từng khách hàng cụ thể để xác định vòng quay đối với từng loại bảo lãnh khi tính toán giá trị bảo lãnh phát sinh trong năm kế hoạch tại Phần B (B2, B3, B4).

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

P/s: Bạn có thể tham khảo chi tiết thêm các quy định liên quan trong Luật Xây dựng, Luật đấu thầu và các Nghị định hướng dẫn có liên quan.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
da..thanks kju a...
e co gui mail cho a ve cach e dang tinh...nhung e van chưa gửi đi được
 
Theo mình hạn mức bảo lãnh ngoài cách tính như trên còn cần tính dựa trên các thông tin sau:
- Số dư bảo lãnh lớn nhất của tất cả các loại bảo lãnh của khách hàng trong năm vừa qua
- Nhu cầu dự kiến của khách hàng trong năm tới: Dựa vào các hợp đồng kinh tế, mua bán đã kí và dự kiến sẽ kí trong năm tiếp theo. Thông tin này cần doanh nghiệp cung cấp.
 
Mình nghĩ không chỉ căn cứ vào những HD...mà còn căn cứ trên kế hoạch kinh doanh của công ty (phần doanh thu)...

mà mình thấy cách tính trên chỉ dự kiến cho 04 loại bảo lãnh . Còn có những loại BL khác ngoài những BL trên thì khi thực hiện blanhx cho KH mình cũng chỉ thực hiện 04 loại bảo lãnh trên thôi... Hay là đấy là số liệu tính toán, còn phát sinh những loại BL khác mà vẫn nằm trong hạn mức thì vẫn ok ạ
 
Mình nghĩ không chỉ căn cứ vào những HD...mà còn căn cứ trên kế hoạch kinh doanh của công ty (phần doanh thu)...

mà mình thấy cách tính trên chỉ dự kiến cho 04 loại bảo lãnh . Còn có những loại BL khác ngoài những BL trên thì khi thực hiện blanhx cho KH mình cũng chỉ thực hiện 04 loại bảo lãnh trên thôi... Hay là đấy là số liệu tính toán, còn phát sinh những loại BL khác mà vẫn nằm trong hạn mức thì vẫn ok ạ

Nói chung là khi khách hàng có nhu cầu bảo lãnh thì sẽ phát sinh bảo lãnh nên hình thức là muôn hình vạn trạng, tuy nhiên chủ yếu là các hình thức bảo lãnh trên.

Tùy theo thực tế loại hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và kế hoạch sử dụng dịch vụ bảo lãnh ngân hàng trong năm kế hoạch mà mình lập hạn mức thôi.

File mẫu tính hạn mức bảo lãnh của bạn thì mình cũng xem qua và biết là cũng lấy từ quy trình của BIDV ra và có cải tiến về mặt công thức. Mặc dù mình thấy việc cải tiến này không hợp lý lắm, nhưng mà bởi vì từ trước đến giờ việc xác định hạn mức bảo lãnh là không có công thức cố định nên tùy mỗi nơi mà làm cho phù hợp thôi.

Ngoài ra thì bởi vì file của bạn căn cứ vào tài liệu Hướng dẫn đánh giá PA của BIDV lưu hành năm 2008 nên có một số quy định không còn phù hợp nữa, trong đó Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 đã được thay thế bằng Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 về Quản lý dự đầu tư xây dựng công trình và Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,091
Tổng số thành viên
351,644
Thành viên mới nhất
Hhonghanhh
Back
Bên trên