HOT Các thắc mắc về quy trình thi, một số câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn. (Phần 1)

Chào các bạn.
Hôm nay UB talk sẽ lên sóng với chủ đề: Các thắc mắc về quy trình phỏng vấn, một số câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn.
Bạn sắp thi vào một ngân hàng, bạn không biết rằng quy trình thi của ngân hàng sẽ như thế nào? Bạn sắp phỏng vấn sơ loại nhưng bạn không hiểu phỏng vấn sơ loại có những nội dung gì hay đơn giản hơn, bạn sắp phỏng vấn vòng cuối của ngân hàng, và có thật nhiều những câu hỏi mà bạn không biết trả lời như thế nào để lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng? Vậy thì đây chính là topic dành cho bạn. Ub Talk sẽ không để các bạn phải chờ lâu nữa. Hi vọng rằng, những nội dung được trình bày trong chủ đề lần này sẽ giúp các bạn chuẩn bị tốt hơn cho việc thi và phỏng vấn tại ngân hàng. J
1. Ngân Nguyễn – TP Hà Nội
Em hiện đang là sinh viên năm cuối của Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên ngành Tiếng Anh Tài chính Ngân hàng. Trong đợt tuyển dụng lần 1 tại Ngân hàng Quân đội - Hội sở, em có nộp đơn ứng tuyển vào vị trí Phát triển kinh doanh đối với KHDN và vị trí Quan hệ khách hàng DN.
Em chưa ra trường nên bằng tốt nghiệp và giấy xác nhận tốt nghiệp chưa có.
Sắp tới, ngày 23/03, em được mời đi phỏng vấn tại Liễu Giai. Em đang không rõ, hầu hết các ngân hàng đều có vòng thi Viết trước vòng phỏng vấn. Nhưng em không hiểu sao lần này, MB lại mời phỏng vấn luôn ạ? Các chuyên gia có thể cho em biết một số kinh nghiệm khi đi phỏng vấn vào MB được không ạ? Trong khi phỏng vấn thường có hỏi về nghiệp vụ không ạ? Nếu có thì thường về những nghiệp vụ như thế nào ạ?
Em xin chân thành cảm ơn ạ.
Trả lời:
Mình nhận được câu hỏi của bạn sau ngày 23/03, nên tại thời điểm khi bạn đọc được câu trả lời này thì chắc bạn đã thực tế trải nghiệm buổi PV của MBBank. Mong rằng bạn có được buổi PV thành công. Dù sao mình cũng xin trả lời câu hỏi để bạn có thể tham khảo như sau: Bắt đầu từ năm 2015, Quy trình tuyển chọn một số đợt tuyển dụng của MBBank như sau: Sơ loại hồ sơ – Phỏng vấn sơ loại lần 1 – Thi tuyển – Phỏng vấn lần 2. Quy trình lần này của MBBank lần có hơi khác 1 chút so với đợt trước. Tuy nhiên em không cần lo lắng về việc PV quá, do là PV sơ loại nên số lượng các câu hỏi đưa ra không quá đặt vào chuyên môn. Chủ yếu xoay quanh giới thiệu bản thân, sở trường, sở đoản, quá trình học tâp và làm việc, em biết gì về vị trí ứng tuyển, em có những ưu điểm gì để đáp ứng yêu cầu công việc, một số câu hỏi liên quan đến thực tế MBBank, một số câu hỏi vĩ mô và vĩ mô (tham khảo đường link bên dưới)…Riêng về vị trí QHKHDN bạn ứng tuyển thì nên tìm hiểu thông tin về Công việc, những sản phẩm dành cho KHDN của MB, những bước cơ bản về thẩm định KH, hay cách tìm kiếm KH…
Kiến thức là 1 phần quan trọng tuy nhiên cái quan trọng không kém là sự tự tin khi trả lời. Bạn nên tập giữ bình tĩnh và trả lời lưu loát các câu hỏi. Những khi trả lời, cố gắng nhìn thẳng vào Ban tuyển dụng và trả lời rõ ràng, có điểm nhấn để tạo ấn tượng.
Sau cùng, đây là 1 số đường link giúp bạn tham khảo thêm nhiều thông tin phục vụ cho quá trình PV của bạn:
http://ub.com.vn/threads/bo-cau-hoi-phong-van-vao-mb-2014-va-nhung-luu-y-quan-trong.36908/
https://mbbank.com.vn/nghenghiep/Lists/HoiDap/CauHoiThuongGap.aspx
Chúc bạn sớm thành công. Fighting!
2. Nguyễn Thanh Hương
Hiện tại thì em đang làm Cộng tác viên bán hàng trực tiếp của khối SME. Em cung có ít kinh nghiệm trong bán các sản phẩm cho vay đối với các doanh nghiệp.
Khi phỏng vấn đc hỏi là: Tại sao em lại chuyển việc? sao em không tiếp tục làm ngân hàng đấy để được lên nhân viên chính thức? Bên đấy vẫn tuyển CVQHKH doanh nghiệpmà?
Thì em trả lời thế nào ạ? (lí do thật là em không thích môi trường và chế độ của ngân hàng đấy)
Trả lời:
Đây là 1 câu hỏi được đánh giá là rất khoai và thường xuyên được các nhà tuyển dụng áp dụng vào các đợt tuyển dụng. Đối với trường hợp của bạn, nếu bạn thi tuyển vào vị trí KHDN ở NH khác mình xin tư vấn như sau. Bạn đã có kinh nghiệm về các sản phẩm cho vay đối với các DN. Do đó, lý do bạn trả lời cho các nhà tuyển dụng sẽ đánh vào khía cạnh này. Đừng bao giờ than phiền về sếp/công ty cũ (chỉ nói đúng tính chất công việc). Hãy trả lời với thái độ và quan điểm thật tích cực.
Trả lời là hiện tại vị trí của em đang làm tại Ngân hàng XXX là: Cộng tác viên bán hàng trực tiếp của khối SME. Như anh chị biết đấy ạ, Công việc này mang tính chất thiên nhiều về sales. Thu nhập khá tốt, môi trường của Ngân hàng xxx cũng rất thân thiện. Tuy nhiên, tính chất công việc không ổn định. Bằng chứng là mức lương thay đổi khá nhiều do cơ chế lương dễ thay đổi theo từng thời kỳ của Ngân hàng (có thể không cần nói ra câu này). Hiện tại em đang làm khá tốt vị trí này. Hàng tháng, lượng khách hàng của em khá ổn, (nêu về lượng khách, thu nhập…) tuy nhiên, em nghĩ rằng: vị trí mà Ngân hàng đang tuyển dụng có thể cho em cơ hội vận dụng hết khả năng và chuyên môn của mình. Trong quá trình làm việc em đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về tìm kiếm khách hàng và thẩm định khách hàng. Do đó, em muốn ứng tuyển vị trí abc để có thể làm việc tốt hơn ạ. Và anh đoán chắc là anh chị tuyển dụng sẽ hỏi ngay vào kinh nghiệm và thực tế công việc hiện tại của em. Như thế em sẽ có nguồn thông tin để thể hiện rồi. Nhớ là nói rõ ràng và tự tin nhé. Có chém 1 chút về chỉ tiêu đạt được thì cũng phải nói cho chắc chắn nhé J
Nếu bị hỏi tại sao em không tiếp tục làm ngân hàng đấy để được lên nhân viên chính thức?Thì em trả lời là: hiện Ngân hàng xxx (tên NH cũ) chưa xây dựng cơ chế tuyển dụng từ Cộng tác viên lên thành nhân viên chính thức. Trong khi cơ hội để có thể tìm kiếm công việc phù hợp với định hướng nghề nghiệp của em hơn là không nhiều. Do đó, em xin phép được ứng tuyển để có thể được làm đồng nghiệp của anh/chị ạ.
Tùy vào hoàn cảnh mà em có thể phát triển bài PV của mình theo ý em nhé. Đừng chỉ có nhà tuyển dụng hỏi và em trả lời. Người PV khôn ngoan là người biết tạo ra câu hỏi cho nhà tuyền dụng từ chính câu trả lời của mình. Cố lên. Good luck!
3. Nguyễn Thùy Linh
Chào các chuyên gia! M đã nộp hsơ thi vào TPBank với cv là Điều phối đào tạo. Sau khi đọc mô tả cv thì m muốn thử sức với môi trường làm việc trong ngân hàng. Mình ko giỏi tiếng anh, m ko có nghiệp vụ ngân hàng. M tốt nghiệp chuyên ngành kế tóan tại DHKTQD, m rất thích làm việc ở ngân hàng. M muốn hỏi thi vào ngân hàng với chuyên ngành điều phối đào tạo thì phải thi những gì ạ?
Trả lời:
Được làm công việc mình thích là điều rất may mắn. Mong là bạn cảm thấy phù hợp với công việc mang tính chất đào tạo, giảng dạy theo như mô tả chi tiết công việc. Tuy nhiên có 2 thứ mà mình thấy bạn đang bị thiếu là: Có 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vưc đào tạo và có kiến thức cơ bản về nghiệp vụ sư phạm và nghiệp vụ ngân hàng. Nên mong rằng CV của bạn đủ thuyết phục để bạn vượt qua vòng sơ loại hồ sơ. Quy trình thi tuyển của TPBank có 3 vòng: Thi viết - Phỏng vấn vòng 1 - Phỏng vấn vòng 2. Phần thi viết có 3 nội dung: IQ, Tiếng Anh và Nghiệp vụ. Phần 1 là Tiếng Anh (30 câu không khó lắm), Phần 2 là Test IQ (20 câu khá khó), Phần 3 là Nghiệpvụ bao gồm 2 phần nhỏ (phần thứ nhất về nghiệp vụ theo vị trí mà bạn thi tuyển, phần thứ hai về kiến thức chung ngànhtài chính ngân hàng).
Mong bạn chuẩn bị tốt kiến thức và tự tin để tham gia thi tuyển. Chúc bạn sớm thành công!
4.Nguyễn Thị Kiều – Khu vực miền Trung khác
Cho em hỏi: Em thi vào các ngân hàng bên Chuyên viên QHKH bài thi phần nghiệp vụ tốt ma luc nào đến vòng phỏng vấn cũng out hết mặc dù em trả lời cũng tốt anh chi hãy tư vấn cho em với ạ
Trả lời
: Có nhiều lý do để giải thích việc thất bại của bạn.
Về khách quan: Là chính sách tuyển dụng của Ngân hàng ưu tiên những người có kinh nghiệm, tự tin, có trình độ ngoại ngữ, có tinh thần học hỏi, cầu tiến….Nếu họ đánh giá bạn có những tiêu chuẩn này, họ sẽ nhận bạn. Còn nếu do nhà tuyển dụng đánh giá không đúng thực tế khả năng của bạn, họ sẽ không đồng ý và như thế bạn thất bại.
Về chủ quan: Là 1 chuyên viên QHKH, bạn cần thể hiện được sự tự tin, mức độ hiểu biết công việc, có kỹ năng giao tiếp tốt, có đạo đức nghề nghiệp…Nếu trong quá trình PV bạn không thể hiện tốt những điểm này, bạn sẽ dễ bị thất bại. Có thể bạn trả lời tốt các câu hỏi, tuy nhiên những vấn đề nhỏ như trang phục không tốt cũng là 1 trong số nguyên nhân gây ra thất bại.
Bạn nên tham khảo những kinh nghiệm PV trên UB để tìm ra khuyết điểm cho chính bản thân mình. 1 trong số những link bạn có tham khảo đây nhé:http://ub.com.vn/threads/kinh-nghiem-vong-phong-van.16521/
Bạn tham khảo thêm các đánh giá theo bảng dưới của nhà tuyển dụng khi thi tuyển và PV nhé.



5. Chloe
Em vừa gửi ứng tuyển vào vị trí quản lý danh mục, đọc mô tả công việc thấy phải xây dựng mô hình đo lường, giới hạn, làm báo cáo về các mô hình quản lý tín dụng, không biết thi tuyển sẽ hỏi về mảng nào nhiều? em có nên ôn tập trung vào mảng tín dụng? các câu hỏi thường đặt ra khi thi tuyển sẽ là như thế nào? em xin cám ơn chuyên gia
Trả lời
: Những vị trí như này thường là những vị trí tuyển dụng tại các NH lớn như Vietinbank hay BIDV. Thực ra cũng vị trí này nhưng tùy vào Ngân hàng tuyển mà có sự thi tuyển khác nhau. Nhưng tựu trung đây là vị trí yêu cầu khả năng phân tích và tổng hợp nên về phần nghiệp vụ thì bạn nên ôn tập về thẩm định và giám sát tín dụng; các thông tin về các mô hình phân tích định lượng; một số thông tin về vi mô, vĩ mô, kể cả những câu hỏi liên quan đến kỹ năng tin học về Excel, Word, Power Point, Acess, SQL…cũng không phải là thừa nhé. Về mảng tín dụng thì em không tập trung vào nhiều, tuy nhiên nên cập nhật các thông tin về các quy định tín dụng, liên quan đến quản lý nợ. Bạn có tìm hiểu thêm thông tin về các đề thi của có tại UB nhé.
6. Nguyễn Thị Dung – TP Hà Nội
Nên chuẩn bị những gì khi đi phỏng vấn vào các ngân hàng?
Những điểm gì sẽ gây ấn tượng trong vòng phỏng vấn vào ngân hàng?
Làm thế nào để mình nổi bật trong số các ứng viên trong vòng phỏng vấn?

Trả lời:
Em nên xác định và tìm hiểu rõ về vị trí mình ứng tuyển để có thể chuẩn bị kiến thức cho phù hợp và ngoài ra các bạn cần phải xác định rằng mình sẽ gắn bó với công việc này. Tránh trường hợp thi tuyển đỗ xong vào làm lại không theo được.
Để gây ấn tượng trong phỏng vấn không khó nếu các bạn làm được điều sau: Về trang phục các bạn chuẩn bị trang phục công sở lịch sự không lòe loẹt, không khác người, đối với con gái có thể trang điểm nhẹ nhàng (Các bạn thử tưởng tượng nếu bạn pv vị trí QHKH mà bạn lại mặc như kiểu tham gia một buổi nhạc rock thì các bạn đã tự biết kết quả rồi đấy). Ngoài ra, các bạn cần luyện thật tự tin trong giao tiếp và trả lời nhà tuyển dụng trành TH nhiều bạn bình thường thì chém gió thành bão nhưng vào phỏng vấn lại không nói được hoặc không trình bày được ý của mình. Và tất nhiên là không thể thiếu được kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức xã hội.
7. Nguyễn Thị Hằng – Khu vực miền Bắc khác.
Để có thể trúng tuyển vào làm việc trong ngân hàng thì yêu cầu hay các tiêu chí đặt ra cho các ứng viên cuả nhà tuyển dụng là gì?

Trả lời: Tùy vào từng vị trí mà những tiêu chí tuyển dụng đặt ra khác nhau. Bạn tham khảo tại topic này nhé:http://ub.com.vn/threads/cac-vi-tri-trong-ngan-hang-nhung-dieu-can-biet.232379/
8.
Có 1 câu hỏi mà ai đi phỏng vấn thi vào ngân hàng cũng phải trả lời là "Bạn hãy giới thiệu về bạn ???". Em muốn hỏi là với câu hỏi này thì mình trả lời như thế nào để nhà tuyển dụng có thể chú ý đến mình ạ :). Vì đợt trước em có đi thi tuyển rồi lọt vào phỏng vấn nhưng phỏng vấn xong lại không thấy có thông tin gì ạ:).
-
Trả lời: Đây là câu hỏi chắc chắn được hỏi trong vòng PV. Dù thời gian cho câu trả lời này rất ngắn, chỉ từ 3 đến 5 phút nhưng đây là câu trả lời rất quan trọng, có thể nói mang tính quyết định ấn tượng của nhà tuyển dụng với các bạn ngay từ ban đầu. Các bạn nên giới thiệu về bản thân thể hiện các nội dung như trình độ học vấn, tính cách, kinh nghiệm. Và điều quan trọng tất cả những gì các bạn show ra cho nhà tuyển dụng trong phần giới thiệu ấy phải phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển. Ví dụ bạn ứng tuyển vị trí quan hệ khách hàng, là vị trí front của ngân hàng, thường xuyên phải đi lại, tiếp xúc với khách hàng mà phần giới thiệu bản thân bạn lại giới thiệu là em là người cẩn thận, tỉ mỉ, sống nội tâm thì có vẻ không phù hợp lắm với vị trí này nhưng lại rất phù hợp với vị trí back như hỗ trợ tín dụng. Thay vào đó,nếu bạn nói em ưa thích giao tiếp, năng động, nhiệt tình thì lại rất phù hợp với vị trí quan hệ khách hàng. J Phần giới thiệu bản thân, bạn nên giới thiệu ngắn gọn, súc tích, có điểm nhấn, và trả lời tự tin, tránh lan man, dài dòng và nói lắp, như vậy là bạn đã gây được ấn tượng ban đầu rất tốt đối với nhà tuyển dụng rồi. J
Chúc bạn thành công.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,575
Số bình luận
528,080
Tổng số thành viên
351,409
Thành viên mới nhất
ttlong315
Back
Bên trên