Các chỉ số vĩ mô cơ bản 10 tháng đầu năm 2011

mai.qth2710

Moderator
Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng năm nay tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Công nghiệp khai thác mỏ giảm 0,7%; công nghiệp chế biến tăng 10,2%...

CPI tháng 10/2011 tăng 0,36% so với tháng 9

Chỉ số giá tiêu dùng tháng (CPI) 10/2011 tăng 0,36% so với tháng trước, trong đó nhóm giáo dục tăng cao nhất với 3,2%..

CPI tháng 10/2011 tăng 17,05% so với tháng 12/2010 và tăng 21,59% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân mười tháng năm 2011 tăng 18,5% so với bình quân cùng kỳ năm 2010.

Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 7%; Khai thác dầu thô và khí tự nhiên giảm 1,7%

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2011 tăng 5,2% so với tháng trước và tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2010. Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng năm nay tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Công nghiệp khai thác mỏ giảm 0,7%; công nghiệp chế biến tăng 10,2%; sản xuất, phân phối điện, ga, nước tăng 9,4%.

SX đồ gốm, sứ không chịu lửa tăng 86%
SX khai thác, lọc và phân phối nước tăng 6,5%
SX đường tăng 42,4%
SX giấy nhăn và bao bì tăng 6,6%
SX mô tô, xe máy tăng 19,9%
SX xi măng tăng 8,8%
Xay xát, sản xuất bột thô tăng 19,5%
SX đồ uống không cồn tăng 2,8%
SX các SP từ kim loại đúc sẵn tăng 15,4%
Khai thác dầu thô và khí tự nhiên giảm 1,7%
SX trang phục tăng 15,1%
SX xe có động cơ tăng 1,2%
SX bia; sợi và dệt vải tăng 14,8%
SX thuốc, hoá dược và dược liệu giảm 3,1%
SX sản phẩm bơ, sữa tăng 14,1%
SX cáp điện và dây điện có bọc cách điện giảm 20,9%
SX phân bón và hợp chất nitơ tăng 13,9%.
Đóng và sửa chữa tàu giảm 22%.

Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/10/2011 của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 21,1% so với cùng thời điểm năm trước. Các ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là:
· Sản xuất cáp điện và dây điện có bọc cách điện tăng 88%

· Sản xuất xi măng, vôi, vữa tăng 84,4%

· Sản xuất bột giấy, giấy và bìa tăng 82,6%

· Sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 77,8%

· Sản xuất bia và mạch nha tăng 50,7%

· Sản xuất giày dép tăng 49,9%

· Sản xuất mô tô, xe máy tăng 49,5%

· Sản xuất thức ăn gia súc tăng 42%.

Đầu tư

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 10 ước tính đạt 19,8 nghìn tỷ đồng, bao gồm: Vốn trung ương 3,7 nghìn tỷ đồng; vốn địa phương 16,1 nghìn tỷ đồng. Tính chung 10 tháng năm nay, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 149,7 nghìn tỷ đồng, bằng 74,6% kế hoạch năm và tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2010.

Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) từ đầu năm đến 20/10/2011 đạt 11273,9 triệu USD, bằng 78,2% cùng kỳ năm 2010. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện mười tháng năm 2011 ước tính đạt 9,1 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2010.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 10 tháng năm nay tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 5631,1 triệu USD, chiếm gần 50% tổng số vốn đăng ký.

Trong số 48 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam mười tháng năm 2011, Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) là nhà đầu tư lớn nhất với 2862,3 triệu USD, chiếm 32,2% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Note : Chỉ số hàng tồn kho tính tại 1/10/2011 so với cùng kỳ; FDI tính đến 20/10/2011

Thu, chi ngân sách Nhà nước

Bội chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/10 là 44,6 nghìn tỷ đồng.

Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/10/2011 ước tính đạt 529,9 nghìn tỷ đồng, bằng 89,1% dự toán năm, trong đó thu nội địa 323,6 nghìn tỷ đồng, bằng 84,7%; thu từ dầu thô 81 nghìn tỷ đồng, bằng 116,9%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu 120,9 nghìn tỷ đồng, bằng 87,2%.

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/10/2011 ước tính đạt 574,5 nghìn tỷ đồng, bằng 79,2% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển 118,9 nghìn tỷ đồng, bằng 78,2% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 113,5 nghìn tỷ đồng, bằng 78,1%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể 377,5 nghìn tỷ đồng, bằng 80,5%; chi trả nợ và viện trợ 78,1 nghìn tỷ đồng, bằng 90,8%.

Bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng mười tháng năm 2011 ước tính đạt 1561 nghìn tỷ đồng, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 3,9%.

Xuất nhập khẩu

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 10 ước tính đạt 8,3 tỷ USD, tăng 4,5% so với tháng trước và tăng 32,1% so với cùng kỳ năm 2010. Tính chung 10 tháng năm 2011, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 78 tỷ USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ năm 2010.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 10 ước tính đạt 9,1 tỷ USD, giảm 4% so với tháng trước và tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười tháng, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 86,4 tỷ USD, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm 2010.

Nhập siêu hàng hóa tháng 10 ước tính đạt 800 triệu USD, bằng 9,6% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Nhập siêu 10 tháng năm 2011 ước tính 8,4 tỷ USD, bằng 10,8% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Nếu loại trừ yếu tố vàng thì nhập siêu hàng hóa mười tháng năm nay ước tính 8,9 tỷ USD, bằng 11,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.

Thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta trong chín tháng năm 2011 vẫn tiếp tục là Trung Quốc với kim ngạch là 17,3 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2010; tiếp đến là thị trường ASEAN với 15,5 tỷ USD, tăng 34%; Hàn Quốc 9,2 tỷ USD, tăng 36%; Nhật Bản 7,4 tỷ USD, tăng 16%; EU 5,4 tỷ USD, tăng 21%.

Bưu chính-viễn thông

Số thuê bao điện thoại phát triển mới mười tháng năm nay ước tính đạt 9,3 triệu thuê bao, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 46,1 nghìn thuê bao cố định, giảm 76,2% và 9,3 triệu thuê bao di động, giảm 16,1%. Số thuê bao điện thoại cả nước tính đến cuối tháng 10/2011 ước tính đạt 130,7 triệu thuê bao, tăng 3,9% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm 15,5 triệu thuê bao cố định, tăng 0,2% và 115,2 triệu thuê bao di động, tăng 4,4%.

T.Hương
Theo TTVN/Tổng cục Thống kê
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,496
Thành viên mới nhất
betat
Back
Bên trên