Các biện pháp hạn chế và khắc phục rủi ro cho vay tại NH

Nâng cao khả năng tự đề kháng rủi ro là một cách phòng ngừa và hạn chế rủi ro một cách tốt nhất cho ngân hàng. Nhìn cách khác, khả năng tự đề kháng rủi ro thể hiện năng lực “chịu đựng được rủi ro” ở mức độ nhất định của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Vì kinh doanh hàm chứa rủi ro nên chủ thể kinh doanh luôn phải chấp nhận bắt buộc một số rủi ro nào đó. Rủi ro càng lớn thì lợi nhuận càng cao, nên khi “khống chế” được các rủi ro lớn (thông qua cá hoạt động quản lý rủi ro nên thiệt hại gây ra được giảm thiểu) chủ thể kinh doanh càng có nhiều cơ hội để nâng cao lợi nhuận. Giữ vững và nâng cao khả năng tự đề kháng rủi ro của mình là cách thức để có thể tiếp nhận và vô hiệu hoá các rủi ro lớn, từ đó tối đa hoá lợi nhuận trong kinh doanh. Khi khả năng tự đề kháng rủi ro của mình là cách thức có thể tiếp nhận và vô hiệu hoá các rủi ro lớn, từ đó vô hiệu hoá được lợi nhuận trong kinh doanh. Khi khả năng tự đề kháng rủi ro của chủ thể kinh doanh không đủ sức “ngăn cản” những rủi ro lớn, thì tác hại rủi ro sẽ diễn ra. Trong trường hợp này, nếu biết kết hợp nhận dạng rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro và đề ra biện pháp giải quyết rủi ro, sẽ giúp hoạt động phòng chống rủi ro đạt hiệu quả. Như vậy khả năng tự đề kháng rủi ro được xem như dào cản thứ nhất, ngăn không cho rủi ro xâm nhập, còn việc nhận dạng rủi ro, đánh giá và đề ra biện pháp quản lý rủi ro là rào cản thứ hai, hạn chế tác hại của các rủi ro đã lọt qua rào cản thứ nhất. Nguyên lý “phòng bệnh hơn chữa bệnh” được thể hiện là vậy.

Các biện pháp giảm thiểu rủi ro của ngân hàng thương mại.

Đương đầu với rủi ro là điều không thể tránh khỏi khi hướng tới mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận. Muốn thu được lợi nhuận phải quản lý hoặc hạn chế được rủi ro. Có 3 biện pháp mang tính nguyên tắc thường được áp dụng để giảm mức rủi ro:

+ Đa dạng hoá rủi ro: Có nghĩa là hướng các hoạt động cho vay đến đa dạng mà các hậu quả của các hoạt động cho vay đó không liên quan đến nhau chặt chẽ, giúp loại trừ một số rủi ro. Đa dạng hoá càng làm lợi nhuận khi các khoản cho vay hay các hoạt động tín dụng khác hướng về các hậu quả có quan hệ đối nghịch nhương việc đa dạng hoá lúc nào cũng có thể diễn ra dể dàng.
+ Chuyển rủi ro: Khi gặp các hoạt động nhiều rủi ro nhưng cũng nhiều lợi nhuận nhà kinh doanh có thể hạn chế rủi ro bằng cách chuyển rủi ro cho các chủ thể có khả năng chịu đựng rủi ro (như công ty bảo hiểm) bằng việc mua bảo hiểm, hoặc chung lưng gánh chịu rủi ro hoặc bán rủi ro. Trong hoạt động cho vay. Ngân hàng có một số khách hàng vay mang nhiều rủi ro, nếu từ chối cho vay ngân hàng sẽ mất khách, vì thế các ngân hàng thường thực hiện chuyển rủi ro dưới nhiều hình thức như:

Mua bảo hiểm cho vay.
Cho vay đồng tài trợ: Đây là hình thức nhiều ngân hàng cùng cho vay một khác hàng có một dự án có nhu cầu vốn lớn hay nhiều rủi ro .
Bán rủi ro: Là hình thức chuyển rủi ro cho các chủ thể có khả năng chịu đựng rủi ro. Trong trường hợp khoản vay có rủi ro cao, ngân hàng khó có thể chịu nổi nếu rủi ro xảy ra, ngân hàng sẽ “bán” khoản vay cho ngân hàng lớn hơn hoạc một trung gian tài chính khác để hưởng hoa hồng phí.
+ Tìm kiếm thêm thông tin về các khoản cho vay. Các quyết định cho vay đua ra trên cơ sở thiếu thông tin thường dẫn đến hậu quả là không chắc chắn. Nếu có nhiều thông tin về khoản vay hơn, ngân hàng sẽ dự đoán tốt hơn, và có thể giảm thiểu rủi ro. Vì thông tin ngày nay cũng là hàng hoá có giá trị, nếu muốn có nó chúng ta phải bỏ ra một số chi phí. Ở các nước, ngân hàng có thể mua thông tin về các khoản vay ở các tổ chức hoặc các công ty tư vấn có uy tín.
+ Nâng cao trình độ tín dụng:
Trình độ cán bộ tín dụng quyết định đến việc khoản vay đó có được an toàn và có hiệu quả hay không vì thế mà việc nâng cao trình độ cán bộ tín dụng đồng nghĩa cho vay được giảm thiểu rủi ro hơn.
Trong những kỹ thuật giảm thiểu hoặc hạn chế rủi ro nêu trên, các biện pháp chuyển rủi ro, bán rủi ro hoặc chung lưng gánh chịu rủi ro là hướng chuyển giao toàn bộ hoặc một phần rủi ro cho các chủ thể có khả năng chịu đựng rủi ro, các chủ thể này bằng chức năng đặc biệt của mình có thể triệt tiêu rủi ro hoặc giảm chúng xuống mức tối thiểu.

Biện pháp khắc phục khi rủi ro xảy ra.

Rủi ro là vấn đề không thể tránh khỏi trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ với những thông tin bất cân sứng trong nền kinh tế thị trường. Vì thế khi rủi ro xảy ra các ngân hàng cho vay phải có biện pháp khắc phục để hoạt động kinh doanh của mình được tiếp diễn. Các biện pháp đó là:

Đảo nợ: Là những khoản vay có thời hạn đã đến hạn nhưng khách hàng hiện tại không có khả năng tài chính để trả nợ nên ngân hàng cho vay và khách hàng ngồi lại với nhau đưa ra biện pháp đảo nợ để biến các khoản nợ đến hạn đó thành khoản nợ kỳ hạn khác với các điều kiện thoả thuận giữa ngân hàng cho vay và khách hàng.

Giảm nợ: Là những khoản vay của khách hàng trong hạn hoặc đến hạn nhưng khách hàng gặp phải rủi ro bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt, hạn hán hay các đại dịch như H5N1…làm cho khách hàng rơi vào tình trạng tài chính yếu kém không thể trả đầy đủ những món vay. Ngân hàng cho vay có thể giảm một phần trong khoản vay để tạo điều kiện cho khách hàng có thể trả nợ cho ngân hàng cho vay.

Xoá nợ: Đây là những khoản vay của khách hàng đang trong hạn hoặc hết hạn, ngân hàng đã sử dụng 2 biện pháp trên nhưng khách hàng không thể trả nợ hay cùng với chính sách chỉ định của chính phủ xoá nợ cho những đối tượng khách hàng gập rủi ro mà không thể khắc phục lại được như lũ cuốn, lũ quét, động đất, sóng thần… nhằm ổn định xã hội, ổn định đời sống cho nhân dân và những đối tượng gập rủi ro không thể chống cự này.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,235
Thành viên mới nhất
baychinkingtoe
Back
Bên trên