Bất thường lãi suất

boydautu

Verified Banker
Lãi suất hạ, huy động vốn tăng gấp 10 lần cho vay, nhưng doanh nghiệp (DN) vẫn khó vay vốn. Ngạc nhiên hơn, dù tín dụng đang bị nghẽn, nhưng nhiều ngân hàng vẫn lách trần huy động.
Nhiều nghi ngờ về thanh khoản ngân hàng đang dấy lên.

Tín dụng thừa, doanh nghiệp vẫn khó vay

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/8, tăng trưởng tín dụng đạt 1,4%, nhưng tăng trưởng huy động vốn lên tới 11,23%. Việc dư thừa tiền khiến các ngân hàng đua nhau đẩy mạnh cho vay.

Ông Đặng Quốc Tiến, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cho hay, các doanh nghiệp tốt, thuộc 4 lĩnh vực ưu tiên, đủ điều kiện tiếp cận gói tín dụng ưu đãi của MB chỉ phải chịu lãi suất cho vay 10 - 10,5%/năm. Ngoài ra, những khách hàng được đánh giá có tiềm năng trả nợ tốt cũng có khả năng tiếp cận vốn với lãi suất chỉ 12- 13%/năm tại ngân hàng này.

Không chỉ MB, mà nhiều ngân hàng khác cũng đang tung ra các gói cho vay ưu đãi, nhắm vào khách hàng DN và khách hàng mua nhà để ở. Dù lãi suất cho vay DN hầu hết đã giảm xuống 15%/năm, song theo nhiều DN, đây vẫn là mức lãi suất cao và DN cũng không dễ tiếp cận.

Ông Đoàn Trọng Lý, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần APROCIMEX cho hay, tuy lĩnh vực nông nghiệp được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại phải ưu tiên, song do khó khăn về tài sản thế chấp, nên nhiều DN trong lĩnh vực này đã phải vay nóng của các cá nhân, tổ chức với lãi suất tới 30 - 35%/năm.

Một DN xuất khẩu dệt may khác cho biết, dù trên giấy tờ, lãi suất cho vay mà DN phải trả là 15%/năm, song thực tế, lãi suất vay của DN đang là 17% do các khoản phí gia tăng.

Thanh khoản có vấn đề?


Một nghịch lý đang diễn ra trên thị trường là, tín dụng tăng chậm, doanh nghiệp khó vay, trong khi huy động vốn tăng cao và nhiều ngân hàng vẫn đang tung ra nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút tiền gửi, thậm chí lách trần lãi suất. Tình trạng ngân hàng huy động vốn với lãi suất 11 - 12%/năm cho kỳ hạn dưới 1 năm diễn ra ở khá nhiều ngân hàng, dưới nhiều hình thức tinh vi. Câu hỏi đặt ra là, ngân hàng huy động vốn để làm gì?
TS. Nguyễn Trọng Tài, Phó giám đốc Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng cán bộ (Học viện Ngân hàng) bình luận: “Hiện nay, một số ngân hàng cho vay dưới trần lãi suất huy động, trong khi hiện tượng lách trần huy động vẫn diễn ra. Theo tính toán, chênh lệch lãi suất huy động – cho vay phải đạt mức nhất định, thì ngân hàng mới có lời. Vậy ngân hàng đua huy động vốn để làm gì? Có thể là vì thanh khoản. Ngân hàng hiện khó cho vay, nhưng trước áp lực vốn đến hạn phải trả của các khoản đã giải ngân trước đó, nhưng chưa thu hồi được, nên họ phải tăng cường huy động để xử lý”.

Theo phân tích của chuyên gia này, hiện nay, đầu tư vào chứng khoán, bất động sản đều rủi ro cao, vì vậy, khả năng ngân hàng huy động vốn để rót tiền vào hai lĩnh vực này là không thể. Khả năng đầu tư vào vàng, ngoại tệ cũng không đúng, vì Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng chấm dứt huy động và cho vay vàng. Ngoài ra, với tỷ giá ổn định hiện nay, việc huy động vốn để găm giữ ngoại tệ cũng rất khó có thể xảy ra. Do đó, lý giải hợp lý nhất cho tình trạng lách trần huy động trong bối cảnh giải ngân tín dụng rất chậm hiện nay là thanh khoản ngân hàng.

Trước lo ngại của giới chuyên gia, Phó tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cho biết, thanh khoản của các ngân hàng hiện nay rất an toàn, việc tăng huy động vốn của ngân hàng chỉ là để đón đầu tăng trưởng tín dụng có thể bùng lên vào quý IV/2012 và đầu năm 2013.

Trước đó, báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng nhận định, thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã được cải thiện.
Dù các chuyên gia kinh tế cho rằng, nền kinh tế đang có dấu hiệu khởi sắc, bằng chứng là chỉ số hàng tồn kho đang giảm, doanh nghiệp phá sản ít dần, tổng cầu có dấu hiệu tăng lên…, song với tình trạng lách trần huy động của các ngân hàng, khả năng giảm tiếp lãi suất là khó xảy ra và như vậy, tiếp cận vốn vẫn là vấn đề khó đối với doanh nghiệp trong thời gian tới.

Theo Hà Tâm
Báo Đầu tư
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
bài viết này nói lên 1 vấn đề, hệ thống NH VN rất dễ vỡ
 
Hơ, dạo nì tỷ lệ Doanh nghiệp quay lại gửi tiền vào NH tăng mà ;))
Việc Bank huy động nhiều, cho vay ít lý do vì sao thì chỉ có các lãnh đạo nhà mình mới biết rõ nhất, nhân viên thì chỉ biết làm và làm thôi, miễn thắc mắc :))
 
Dòng vốn có giới hạn, chẩy từ túi ông "lọ"...sang ông "chai" mà thôi, thế nên lãi suất cũng khó đoán lắm:))
 
Mình nghĩ, hiện tại nợ xấu ngày càng tăng, vì vậy NH phải tăng khoản trích dự phòng theo quy định, đấy có thể lý do hoặc 1 phần về việc vượt trần huy động mà cho vay ra thì rất ít.
 
Bai toan qua don gian, cau tra loi co ngay trong hanh dong cua cac ngan hang, neu gio tang ty le du tru bat buoc len thi se thay duoi chuot o dau, von cho vay cua cac ngan hang thuong mai hien gio nam rat nhieu o bat dong san, viec thu hoi va xu ly cac khoan vay do chinh ho cung khong the xu ly noi
 
Câu trả lời là việc ngân hàng cần trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn có lẽ là hợp lý hơn cả zz. Vấn đề huy động nhiều thì các bạn thử nghĩ đơn giản theo hg ngược lại. Nh se làm j nếu không huy động vốn. Không huy động là không hoạt động và không hoạt động thì lấy cái j viết vào bctc và lấy cái j ra nói tr các cổ đông. Nh coi tiền như là máu của mình. Dù biết là thừa nhưng vẫn phải huy động. Còn để làm j thì ng trong cyoocj mới biết zz.
 
nợ khó đòi nhiều, không thu hồi vốn được, mất khả năng thanh khoản, nên huy động vào nhiều mà không cho vay ra được, nhìn vào có cảm giác ngân hàng thừa vốn, chưa chắc, bởi họ đang mất khả năng thanh khoản, nếu ngân hàng nhà nước tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thì chắc chắn một điều những ngân hàng nhỏ sẽ phải đau đầu với bài toán huy động nguồn, đây thực chất là hệ quả của việc đầu tư vốn không chắc chắn, chạy theo việc tăng trưởng nống dư nợ, khách hàng không được lựa chọn kỹ, tình trạng này mà các ngân hàng báo lãi mới là điều đáng ngạc nhiên đây, chết vì rủi ro lãi suất, chết vì khả năng mất vốn cao, trích dự phòng rủi ro lớn, mà vẫn có lãi thực sự là điều phi thường

- - - Updated - - -

nợ khó đòi nhiều, không thu hồi vốn được, mất khả năng thanh khoản, nên huy động vào nhiều mà không cho vay ra được, nhìn vào có cảm giác ngân hàng thừa vốn, chưa chắc, bởi họ đang mất khả năng thanh khoản, nếu ngân hàng nhà nước tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thì chắc chắn một điều những ngân hàng nhỏ sẽ phải đau đầu với bài toán huy động nguồn, đây thực chất là hệ quả của việc đầu tư vốn không chắc chắn, chạy theo việc tăng trưởng nống dư nợ, khách hàng không được lựa chọn kỹ, tình trạng này mà các ngân hàng báo lãi mới là điều đáng ngạc nhiên đây, chết vì rủi ro lãi suất, chết vì khả năng mất vốn cao, trích dự phòng rủi ro lớn, mà vẫn có lãi thực sự là điều phi thường
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,232
Thành viên mới nhất
xo88s
Back
Bên trên