Bài tập tín dụng doanh nghiệp (ra quyết định cho vay)

chintk

Thành viên
Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu Long Thanh gửi hồ sơ đến chi nhánh NHCT Bình Thuận đề nghị vay 55 tỉ đồng VLĐ với thời hạn 5 tháng để thực hiện phương án thu mua, chế biến XK hạt điều, niên vụ 2002. Sau khi thẩm định, NH đã xđ được các số liệu sau:
- Số lượng hạt điều thô dự kiến mua:11.000 tấn
- Giá thu mua:6.500.000đ/tấn
- Chi phí vận chuyển: 70.000 đ/tấn
- Chi phí chế biến, bán hàng, đóng gói:500.000đ/tấn
- Vốn chủ sở hữu tham gia vào phương án: 30%
- Thời gian luân chuyển hàng hoá bình quân của đơn vị:3 tháng
- Thời gian thu hồi vốn của p/án:4 tháng
- Giá trị tài sản thế chấp của công ty:75 tỷ
Yêu cầu :
A(C) có chấp nhận đề nghị của khách hàng về mức vay và thời hạn vay k? Giải thích?
Biết rằng:
- NH đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý của KH
- Giải thiết các nội dung về đk vay vốn, thủ tục coi như đầy đủ, đạt y/cầu
- Cty thuộc diện phải thực hiện bảo đảm bằng tài sản đối với khoản vay. theo quy định của NHCT mức cho vay tối đa ko đc vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm
 
Bài này tại hạ làm như sau:

Thời gian cho vay=Thời gian cần tài trợ=Thời gian thu hồi nợ + Thời gian tồn trữ hàng tồn kho- Thời gian trả nợ nhà cung cấp= 4+ 3 = 7 tháng (1)

Tổng chi phí của dự án= ( 6,5 tr+ 0,5 tr+ 0,07 tr)x11.000 tấn= 77,77 tỷ đồng

Trong đó vốn TG của chủ sở hữu 30% nên số vốn cần tài trọ là 54,439 tỷ đồng (2)

TSDB là 75 tỷ đồng đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ tối đa là 0,7x75 = 52,5 tỷ đồng (3)

DN đề nghị tài trợ 55 tỷ đồng (4)

Từ (2),(3),(4) NH chấp nhận tài trợ cho DN tối đa là 52,5 tỷ đồng và thời hạn cho vay tối đa là 7 tháng

Mong chư vị chỉ giáo!!!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Theo mình về mức cho vay thì changdumuc tính toán thế là đúng rồi nhưng nh chỉ cho vay trong các TH:
- Dn bổ sung tài sản thế chấp 3 tỷ ( (54.439-52.5)/70%=2.77 tỷ ), lúc này NH cho vay 54.439 tỷ
- Có một đối tượng khác bảo lãnh 54.439-52.5=1.939 tỷ, NH cho vay 54.439 tỷ
- Dn tìm kiếm đc nguồn tài trợ khoản 1.939 tỷ như td thương mại, bổ sung VCSH tham gia, vay NH khác... Lúc này NH duyệt cho vay 52.5 tỷ.
PS: về phần thời hạn cho vay mình cũng đang thắc mắc ko biết tính thế nào. Mong mng góp ý.
 
Bài này tại hạ làm như sau:

Thời gian cho vay=Thời gian cần tài trợ=Thời gian thu hồi nợ + Thời gian tồn trữ hàng tồn kho- Thời gian trả nợ nhà cung cấp= 4+ 3 = 7 tháng (1)

Tổng chi phí của dự án= ( 6,5 tr+ 0,5 tr+ 0,07 tr)x11.000 tấn= 77,77 tỷ đồng

Trong đó vốn TG của chủ sở hữu 30% nên số vốn cần tài trọ là 54,439 tỷ đồng (2)

TSDB là 75 tỷ đồng đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ tối đa là 0,7x75 = 52,5 tỷ đồng (3)

DN đề nghị tài trợ 55 tỷ đồng (4)

Từ (2),(3),(4) NH chấp nhận tài trợ cho DN tối đa là 52,5 tỷ đồng và thời hạn cho vay tối đa là 7 tháng

Mong chư vị chỉ giáo!!!

mình muốn hỏi: nếu như luân chuyển tiền của doanh nghiệp là liên tục (tức là tiền mua hàng trả đều hàng tháng và doanh thu thu đều hàng tháng) thì kết quả có khác?
theo cách bạn gth ở đây thì cần tiền dự trữ cho 7 tháng?
 
[QUOTE=Chi bi;17523]mình muốn hỏi: nếu như luân chuyển tiền của doanh nghiệp là liên tục (tức là tiền mua hàng trả đều hàng tháng và doanh thu thu đều hàng tháng) thì kết quả có khác?
theo cách bạn gth ở đây thì cần tiền dự trữ cho 7 tháng?[/QUOTE]
Theo mình trong trường hợp này mình làm cho vay theo món( phương án kinh doanh cụ thể)... vì thế tg vay sẽ là 7 tháng.
Còn như Chi bi hỏi thì mình cho vay theo hạn mức, dựa phải vào BCKQKD, bảng cân đối kế toán đế xác định vòng quay vốn, để đưa ra thời gian vay hợp lý.

hiii mình đang tập sự nên...các bạn cho ý kiến nhé...mình nghĩ thế có đúng không

---------- Post added 29-07-2011 at 04:02 PM ----------

mình muốn hỏi: nếu như luân chuyển tiền của doanh nghiệp là liên tục (tức là tiền mua hàng trả đều hàng tháng và doanh thu thu đều hàng tháng) thì kết quả có khác?
theo cách bạn gth ở đây thì cần tiền dự trữ cho 7 tháng?[/QU

mình hiểu đây là cho vay theo món( pakd cụ thể) nên tg 7 tháng
còn như Chi bi thì mình sẽ cho vay theo hạn mức...và dựa vào BCKQKD, BCĐKT... xác định vòng quay vốn, từ đó mình xđ tg vay hợp lý.

mình đang tâp sự...không biết hiểu thế có đúng không ?
 
Chào các bạn, để quyết định cho vay hay không cho vay thì người quyết định phải căn cứ trên quy chế cho vay của ngân hàng, điều này nếu bạn nào chưa làm thực tế ngân hàng có thể tham khảo quyết định 1627/QĐ NHNN về quy chế cho vay của các TCTD, cơ bản là:
1. Phương án kinh doanh khả thi.
2. Đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng đúng hạn.
3. Có đảm bảo
Do đó:
+ Trong trường hợp này, rõ ràng nhiều bạn đã tính ra tài sản đảm bảo không đủ đảm bảo cho món vay theo quy định của ngân hàng. Nên trả lời nhanh nhất cho phương án là không chấp nhận đề nghị vay của khách hàng.
Trường hợp thỏa mãn điều kiện đảm bảo (nghĩa làm khách hàng bổ sung thêm tài sản hoặc giảm số tiền vay) có thể xem xét thêm phương án vay vốn, tuy nhiên dữ liệu đề đưa ra không cho phép tính được hiệu quả của dự án (do thiếu giá bán, lãi suất cho vay dự kiến để tính chi phí lãi vay). Khách hàng cần 77,77 tỷ đồng cho phương án kinh doanh này, trong đó có 30% vốn tự có, như vậy phải vay 54,44 tỷ đồng. Giảm số tiền vay theo đề nghị của một số bạn cũng là đề nghị khá thực tế, trên tinh thần hiểu biết và cung cấp cho khách hàng giải pháp hợp lý nhất. Nếu khách hàng không phải thu mua ngay một lần 11.000 tấn thì với vòng quay hàng hóa là 3 tháng (nhỏ hơn thời gian vay) thì khách hàng vẫn không cần đến mức 55 tỷ đồng tiền vay.
+ Thời gian thu hồi vốn của phương án vay đã có là 4 tháng, vòng quay luân chuyển hàng hóa là 3 tháng, khách hàng đề nghị vay 5 tháng. Như vậy để đảm bảo điều kiện (2) thì thời gian cho vay phải từ 4 tháng trở lên, mức đề nghị 5 tháng của khách hàng là phù hợp do có thể dự trù phát sinh liên quan đến việc chậm trễ thu hồi vốn, tuy nhiên cần trao đổi khách hàng để đảm bảo thời gian vay vốn phù hợp nhất.
+ Đây là phương án cho vay món, tuy nhiên khách hàng hoàn toàn có quyền lấy nguồn tiền từ kinh doanh của mình chứ không phải là từ chính phương án này để trả nợ vay cho ngân hàng. Kể cả cho vay bổ sung vốn lưu động theo hạn mức thì cũng phải phân tích mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý không, nhiều ngân hàng không cần quan tâm cho từng phương án cụ thể nhưng nhiều ngân hàng lại rất quan tâm và xem xét cụ thể từng món vay.
Một vài ý kiến gửi các bạn tham khảo.
 
Theo mình thì bài này sẽ giải như sau:
Hạn mức cho vay sẽ căn cứ vào giới hạn tín dụng của ngân hàng cấp( ở đây là không vượt 70% của giá trị tài sản thế chấp), căn cứ vào thời gian thu hồi vốn, và vốn CSH tham gia.

NCVLD= giá vốn/số vòng quay VLĐ= 77,77/4=19,4425 tỷ. trong đó:
Giá vốn của hàng hoá của doanh nghiệp thương mại= giá thu mua+chi phí+Thuế NK(nếu có)= 11000(6500000+70000+500000)= 77,77 tỷ
số vòng quay VLĐ= 12 tháng/thời gian luân chuyển hh bình quân=12/3=4

Hạn mức tín dụng= NCVLĐ- vốn CSH tham gia=19,4425- 5,8327= 13,60975 tỷ (1)
Trong đó: vốn csh tham gia= 30% NCVLĐ=19,4425x0.3=5,83275 tỷ

Mức tối đa mà NH có thể cho vay là : 70%x 75=52,5 tỷ>>>không chấp nhận cho vay 55 tỷ(2)
Thời hạn vay tối đa phải nhỏ hơn hoặc bằng thời gian thu hồi vốn( là 4 tháng), có nghĩa là không chấp nhận cho vay 5 tháng(3)

Từ 1,2,3 suy ra: NH chỉ cho phép vay 13,60975 tỷ, thời hạn 4 tháng
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,224
Thành viên mới nhất
A Cursive Memor
Back
Bên trên