9 qui luật thành công

bliss_fun

Thành viên tích cực
Chào các bạn, Leo núi là một môn thể thao nguy hiểm, đòi hỏi thể lực, trí lực, và khả năng chiến đấu cao để khắc phục những bất trắc xảy ra thường xuyên trong khi leo. Matthew Childs đã leo núi 25 năm và đã dạy rất nhiều người leo núi. Anh đã lập ra 9 qui luật để dạy học trò. Trong môn thể thao này, những qui luật này có tính cách sống chết với người leo núi. Mỗi lỗi lầm đều có thể gây thương tích nặng hay tử thương cho chính mình và đồng đội. Điểm thú vị ở đây là những qui luật leo núi này cũng là những qui luật thành công trên đường đời, trong đời sống nghề nghiệp và đời sống cá nhân của mỗi chúng ta.
1. Đừng bỏ cuộc. Khi ta mệt mỏi, trí óc thường nghĩ đến bỏ cuộc trước khi cơ thể phải bỏ cuộc. Vì vậy, khi ta mệt mỏi và đầu óc bắt đầu nghĩ đến bỏ cuộc, đừng bỏ cuộc. Đừng để cho đầu óc mỏi mệt đánh lừa ta. Có thể là chỉ cố thêm một tí nữa là ta có thể đến một nơi dễ dàng hơn, hay tìm được chỗ tạm nghỉ.
Đây là qui luật đầu tiên và quan trọng nhất cho đời sống: Đừng bỏ cuộc.
2. Không nên ngập ngừng. Trong khi di chuyển, ta có động lực (momentum). Ngập ngừng sẽ làm ta mất động lực. Quyết đinh nhanh chóng từng giây phút và di chuyển theo sức đẩy của động lực. Ngập ngừng sẽ làm ta mất động lực, và như vậy sẽ di chuyển khó khăn mệt nhọc hơn rất nhiều
3. Có kế hoạch. Mỗi ngọn núi có nhiều đường lên. Mỗi đường lên khó dễ khác nhau, có những thử thách khác nhau, những đòi hỏi khác nhau. Nếu không có kế hoạch, ta có thể đi khác đường, tức là bỏ mất những mục tiêu đặt ra lúc đầu, lại có thể gặp những thử thách mà ta hoàn toàn không chuẩn bị đối phó.
mountainclimber2.jpg

4. Tập trung vào mỗi bước đi. Mặc dù là điểm đến tối hậu và con đường rất quan trọng, mỗi bước chân chính nó là một mục tiêu tức thì. Ta không thể thiếu tập trung tư tưởng vào mỗi bước chân. Bất kỳ lần trượt chân nào cũng có thể đưa đến tử thương. Tức là, bất kỳ hoạt động nào của ta “ở đây lúc này” cũng đều đòi hỏi ta tập trung tư tưởng và năng lực 100 phần trăm.
5. Biết nghỉ. Không cách nào lên tới đỉnh núi nếu không biết cách nghỉ. Kể cả khi đang cheo leo giữa vách núi cũng phải biết lựa thế để cơ thể nằm nghỉ, lấy lại sức, rồi mới đi tiếp.
Kinh nghiệm trong võ thuật cho thấy, không cần biết bạn mạnh đến mức nào, nếu bạn dùng hết sức bình sanh tấn công liên tục trong vòng từ 3 dến 5 phút, bạn sẽ kiệt lực. Đối thủ của bạn, dù là yếu hơn rất nhiều, nếu hắn ta chỉ né tránh được 5 phút tấn công vũ bảo của bạn, là hắn có thể thắng.
Trong đời sống hàng ngày, nếu ta làm việc không nghỉ, stress và mệt mỏi sẽ ngự trị thường xuyên. Hiệu năng mỗi ngày sẽ thấp, làm 10 giờ nhưng hiệu năng không bằng 2 hay 3 giờ, vì phẩm chất xấu và lại cứ bị hỏng chổ này chổ kia, phải tiêu tán năng lực để sửa chữa. Đó là chưa kể đến đủ chứng bịnh hiểm nghèo sinh ra từ stress như đau tim, đau bao tử, đột quị, v.v…
Đối với các chuyên gia (professionals), có lẽ đây là qui luật khó giữ nhất, bởi vì ai trong chúng ta cũng thuộc loại tổ sư workaholic.
6. Sợ hãi thì rất tồi (Fear sucks!). Khi ta sợ hãi, thay vì ta tập trung năng lực vào mỗi bước đi, ta lại hao tốn năng lực tậptrung vào hậu quả của tổn thương nào đó ta đang tưởng tượng trong đầu. Và như vậy gây thêm nguy hiểm cho từng bước chân đang đi.
Trong võ học, giữ tâm luôn luôn tĩnh lặng như mặt nước hồ thu, không hể biết run sợ, là điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất cho võ gia. Đây là môn luyện tập mà ta gọi là ngồi thiền hay tập khí công, hay luyện khí.
Thấy từng cọng tóc của hiểm nguy nhưng tâm tư vẫn tĩnh lặng như đang ngắm hoa. Như vậy năng lực và sự sáng suốt vẫn còn đầy đủ 100 phần trăm để suy tính và chuyển động trong mỗi bước đi.
Trong các cuộc thi đấu võ, sau khoảng chừng năm bảy phút, thường khi ta có thể tiên đoán hơn thua chỉ bằng cách nhìn vào mắt của người đấu—người nào tỏ vẻ sợ hãi trong ánh mắt, bắt buộc người đó phải thua. Luật này hầu như không có ngoại lệ.
mountainclimber3.jpg

7. Đối chỏi là tốt (Opposites are good). Trong môn leo núi, hai vách núi thằng đứng đối diện nhau cho phép người leo tạo áp lực vào cả hai bên để đi lên. Đây là môn Bích Hổ Du Tường trong võ học, mà mấy mươi năm trước tài tử Trần Tinh của Hồng Kông đã đóng một phim rất nổi tiếng.
Trong đời sống kinh tế xã hội, đây là cái ta gọi là phản biện hay cạnh tranh. Nếu không có phản biện hay cạnh tranh thì một tổ chức sẽ từ từ thành con voi mập ú, bệnh hoạn, nặng nề, đi không nỗi.
8. Sức mạnh không có nghĩa là thành công. Đàn ông mới học leo núi thường ỷ lại vào sức mạnh của đôi cánh tay, bám núi dùng hai tay kéo người lên rất nhanh. Nhưng khoảng 15 hay 20 cái kéo tay như vậy là kiệt quệ. Phụ nữ ít gặp lỗi lầm này vì họ không có đôi tay mạnh. Họ tìm chỗ, lựa thế đặt bàn chân và dùng chân đẩy mình lên. Đó là cách thông thái, vì chân khỏe hơn tay rất nhiều.
Tức là dùng cái đầu hơn là bắp thịt.
9. Biết khi nào thì nên rơi. Nếu mình tự rơi thì mình kiểm soát được cái rơi. Nếu bị rơi ngoài ý muốn thì rất nguy hiểm. Cho nên khi nào thấy cần phải rơi thì tìm chỗ để mà rơi.
Chúng ta thấy, không nhất thiết phải là leo núi, hầu như mọi hoạt động trên đời đều dùng những qui luật thành công này. Nếu bạn học quản lý lãnh đạo, cũng những qui luật này. Nếu bạn hoc võ, cũng những quy luật này. Thực ra, cuộc đời xem ra rất giản dị. Cuộc đời thực là chẳng có nhiều điều để học. Chỉ đòi hỏi luyện tập và thực hành nghiêm chỉnh và chăm chỉ, hàng ngày hàng giờ hàng phút hàng giây mà thôi. Tất cả kho tàng âm nhạc vô tận của thế giới, chung qui cũng từ chỉ 7 nốt nhạc. Và 7 nốt nhạc đó, các nhạc sĩ lừng danh nhất trong thiên hạ đều phải tập luyện mỗi ngày, suốt cả đời, không bao giờ ngưng, cho đến khi chết.
 
cám ơn bạn đã chia sẻ bài viết thật hay, nó đã tiếp thêm cho mình rất nhiều sức mạnh để đi tiếp
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,086
Tổng số thành viên
351,488
Thành viên mới nhất
nhacai2q
Back
Bên trên