9 nhóm giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng

phuong1290

Super Moderator
Super Mod
Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ... từ quý II kinh tế vĩ mô đã có chuyển biến tích cực.

Năm 2012 là một năm khó khăn chung của tình hình kinh tế thế giới nói chung và kinh tế trong nước nói riêng. Trong những tháng đầu năm với tốc độ tăng trưởng thấp, hàng tồn kho tăng cao khiến cho tình hình kinh tế trở nên trì trệ.

Tuy nhiên với việc triển khai đồng bộ các giải pháp ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường theo chủ trương của Chính phủ, từ quý II kinh tế vĩ mô đã có chuyển biến tích cực.

Vừa qua, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã đưa ra kết quả “Về đánh giá kết quả điều hành chính sách tiền tệ năm 2012 và định hướng điều hành trong năm 2013”. Điều được rất nhiều người chú ý trong bản đánh giá này chính là việc nhà nước đã tổng kết lại những giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng của NHNN đã thực hiện trong năm vừa qua.



Theo đó, để giải quyết tình trạng bế tắc của nền kinh tế, NHNN đã thực hiện đồng bộ 9 nhóm giải pháp:

Thứ nhất: Điều hành linh hoạt và đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để kiểm soát tiền tệ hợp lý, phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai: Điều hành chính sách lãi suất theo hướng giảm dần phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, điều kiện thị trường tiền tệ để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tháo gỡ khó khăn chi phí vay vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Thứ ba: Xây dựng phương án và t hực hiện linh hoạt các biện pháp kiểm soát tín dụng, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình hoạt động của các TCTD.

Thứ tư: Phối hợp với bộ, ngành, địa phương quyết liệt t riển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân vay vốn ngân hàng một cách hiệu quả.

Thứ năm: Tập trung các biện pháp xử lý và giảm thiểu nợ xấu.



Thứ sáu: Điều hành linh hoạt tỷ giá, thu hẹp phạm vi hoạt động ngoại hối kết hợp với xử phạt nghiêm các vi phạm trong hoạt động ngoại hối, góp phần ổn định thị trường ngoại hối, hạn chế tình trạng đô la hóa, ổn định tỷ giá.

Thứ bảy: Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các TCTD nhằm đảm bảo an toàn hệ thống.

Thứ tám: Công tác báo cáo thống kê được củng cố đáp ứng nguồn thông tin, số liệu cho công tác phân tích, dự báo phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành.

Thứ chín: Hoạt động thông tin, truyền thông được đổi mới, chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin, báo chí về tiền tệ, hoạt động ngân hàng để định hướng dư luận và tạo lòng tin cho doanh nghiệp và công chúng đối với các giải pháp điều hành của NHNN.

Thanh Thảo
TTVN



 
Nghe như lý thuyết nhiều quá, chứ thực tế chắc làm khác hơn. (Ý kiến chủ quan).
 
Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ... từ quý II kinh tế vĩ mô đã có chuyển biến tích cực.

Năm 2012 là một năm khó khăn chung của tình hình kinh tế thế giới nói chung và kinh tế trong nước nói riêng. Trong những tháng đầu năm với tốc độ tăng trưởng thấp, hàng tồn kho tăng cao khiến cho tình hình kinh tế trở nên trì trệ.

Tuy nhiên với việc triển khai đồng bộ các giải pháp ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường theo chủ trương của Chính phủ, từ quý II kinh tế vĩ mô đã có chuyển biến tích cực.

Vừa qua, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã đưa ra kết quả “Về đánh giá kết quả điều hành chính sách tiền tệ năm 2012 và định hướng điều hành trong năm 2013”. Điều được rất nhiều người chú ý trong bản đánh giá này chính là việc nhà nước đã tổng kết lại những giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng của NHNN đã thực hiện trong năm vừa qua.



Theo đó, để giải quyết tình trạng bế tắc của nền kinh tế, NHNN đã thực hiện đồng bộ 9 nhóm giải pháp:

Thứ nhất: Điều hành linh hoạt và đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để kiểm soát tiền tệ hợp lý, phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai: Điều hành chính sách lãi suất theo hướng giảm dần phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, điều kiện thị trường tiền tệ để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tháo gỡ khó khăn chi phí vay vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Thứ ba: Xây dựng phương án và t hực hiện linh hoạt các biện pháp kiểm soát tín dụng, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình hoạt động của các TCTD.

Thứ tư: Phối hợp với bộ, ngành, địa phương quyết liệt t riển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân vay vốn ngân hàng một cách hiệu quả.

Thứ năm: Tập trung các biện pháp xử lý và giảm thiểu nợ xấu.



Thứ sáu: Điều hành linh hoạt tỷ giá, thu hẹp phạm vi hoạt động ngoại hối kết hợp với xử phạt nghiêm các vi phạm trong hoạt động ngoại hối, góp phần ổn định thị trường ngoại hối, hạn chế tình trạng đô la hóa, ổn định tỷ giá.

Thứ bảy: Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các TCTD nhằm đảm bảo an toàn hệ thống.

Thứ tám: Công tác báo cáo thống kê được củng cố đáp ứng nguồn thông tin, số liệu cho công tác phân tích, dự báo phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành.

Thứ chín: Hoạt động thông tin, truyền thông được đổi mới, chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin, báo chí về tiền tệ, hoạt động ngân hàng để định hướng dư luận và tạo lòng tin cho doanh nghiệp và công chúng đối với các giải pháp điều hành của NHNN.

Thanh Thảo
TTVN








Sent from my iPhone using U&Bank Mobile app
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,221
Thành viên mới nhất
menusrs8
Back
Bên trên