9 câu nói sai lầm trầm trọng khi đàm phán lương

The Banker

Super Moderator
Super Mod
Trong buổi phỏng vấn, một dấu hiệu chứng tỏ bạn đã đến gần hơn với vị trí ứng tuyển là khi nhà tuyển dụng hỏi bạn về mức lương. Tuy nhiên, đây cũng là phần khó khăn nhất đối với không ít người. Nếu không khéo léo, bạn sẽ hoặc không cơ được mức lương kỳ vọng hoặc mất điểm với nhà tuyển dụng. Nên và không nên nói những gì để cả hai bên nhanh chóng đạt được thỏa thuận? Dưới đây là 10 câu nói bạn nên tránh trong đàm phán lương với nhà tuyển dụng.

1. “Tôi đồng ý [mức lương đầu tiên nhà tuyển dụng đề nghị]”

Cũng như bất kỳ cuộc đàm phán nào, bạn hoàn toàn có thể đạt được mức lương cao hơn kỳ vọng nếu khéo léo. Vì vậy, chẳng có lý do gì để kết thúc trước khi nó có cơ hội bắt đầu.

2. “Tôi muốn mức lương X”

Đừng vội vàng đưa ra con số. Hãy để nhà tuyển dụng là người đầu tiên đề nghị mức lương cho bạn. Nhờ đó bạn có thể xem xét khoảng ngân sách tối thiểu cho vị trí ứng tuyển và có cơ hội để nâng dần mức lương từ đó.

3. “Đó là ngân sách tối đa mà anh/chị dành cho vị trí này?”

Ngay cả khi con số được đề nghị quá thấp so với kỳ vọng của bạn, tuyệt đối đừng nên phản ứng thái quá hoặc tỏ vẻ khó chịu. Điều này không mang lại bất kỳ lợi ích gì cho bạn trong cuộc đàm phán.

4. “Tôi không đồng ý/Tôi không nghĩ rằng…”

Trong đàm phán, bạn cần có sự linh hoạt và luôn sẵn sàng đưa ra những phương án bổ sung trong trường hợp không đạt được mong muốn ban đầu. Thể hiện sự từ chối bằng cách nói “Không” ngay lập tức có thể làm bạn nhanh chóng mất đi cơ hội có được công việc mơ ước ngay khi nó đã gần trong tầm tay.

Trong đàm phán, bạn cần có sự linh hoạt và luôn sẵn sàng đưa ra những phương án bổ sung trong trường hợp không đạt được mong muốn ban đầu

5. “Mức lương cuối cùng mà tôi chấp nhận là…”

Nghe như một lời thách thức thường dùng để kết thúc cuộc đàm phán. Nếu bạn đưa ra mức lương cuối cùng và nhà tuyển dụng không đồng ý, điều này có nghĩa là cuộc đàm phán sẽ chấm dứt và bạn không còn cơ hội để nhận việc làm này.

6. “Tôi cần mức lương X để…”

Bạn không nên nói rằng bạn cần mức lương X để trả chi phí A, B,C,… hoặc trả nợ. Đừng mang những vấn đề cá nhân trong đàm phán lương vì năng lực, kinh nghiệm và sự phù hợp với vị trí ứng tuyển mới thực sự là cơ sở có giá trị để bạn thuyết phục nhà tuyển dụng.

7. “Mức lương tối thiểu tôi có thể nhận là X”

Nếu nhà tuyển dụng biết mức lương thấp nhất bạn sẵn lòng chấp nhận, đó có thể là tất cả những gì bạn sẽ nhận được.

8. “Mức lương này quá rẻ/tệ”

Thẳng thắn nhưng đồng thời cần có sự khéo léo. Nếu bạn cảm thấy mức lương nhà tuyển dụng đề nghị quá bất hợp lý. Đừng tỏ thái độ khó chịu với cách nói này, nhà tuyển dụng không muốn tuyển dụng một người thiếu tôn trọng người khác.

9. “Tôi xứng đáng mức lương cao hơn”

Hẳn là bạn muốn thể hiện giá trị của mình. Tuy nhiên, hãy cư xử thật khéo léo thay vì tỏ vẻ kiêu căng vì chẳng ai thích một người luôn cho rằng mình là người xuất sắc nhất.

Đàm phán lương luôn là vấn đề gây đau đầu cho các ứng viên trong mỗi buổi phỏng vấn. Bạn cần hiểu rằng đề xuất lương đôi lúc sẽ không như ý muốn do nhu cầu của cả hai bên không gặp nhau. Tuy vậy, việc sở hữu các kỹ năng đàm phán trên đây sẽ giúp bạn hạn chế tối đa các hiểu nhầm không đáng có và tiến gần hơn đến thu nhập mong muốn của mình.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,226
Thành viên mới nhất
A Girl A Gun A
Back
Bên trên