10 điều "lính mới" nên biết???



Những điều cần chú ý để được thành "LÍNH MỚI"

Trả lời phỏng vấn xin việc: Không nên nói quá 1,5 phút?


Nhiều người khi đi phỏng vấn cứ nghĩ rằng nói càng nhiều mới càng thể hiện mình. Thực tế không phải như vậy. Nói nhiều rất dễ phản tác dụng nếu như bạn nói quá nhiều chuyện ngoài lề. Vì thế, tránh nói lan man và đặt câu hỏi trở lại với các nhà phỏng vấn là cách khôn ngoan nếu như bạn muốn dồn sự tập trung của các phỏng vấn viên về phía mình.

Một điều quan trọng cần phải nhớ là phỏng vấn viên hay nhà tuyển dụng thực ra cũng chỉ là một người bình thường. Vì vậy họ không bao giờ có đủ kiên nhẫn để lắng nghe toàn bộ câu trả lời của bạn.
Theo nghiên cứu, khi bạn nói, sự tập trung chú ý của các phỏng vấn viên sẽ có xu hướng giảm dần. Chẳng hạn, khi gặp câu hỏi "hãy nói đôi chút về bản thân" thì câu trả lời của bạn không nên quá một phút rưỡi. Tại sao lại thế? Đơn giản bởi sự tập trung chú ý của các phỏng vấn viên vào bạn chỉ tồn tại trong khoảng 90 giây.

Quá trình này được các chuyên gia phân tích như sau:

- Khi bạn bắt đầu trả lời, các phỏng vấn viên gần như dồn cả sự tập trung vào bạn.
- Sau khoảng 10 giây, anh (chị) ấy sẽ ít tập trung hơn một chút.
- 60 giây tiếp theo, anh (chị) ấy bắt đầu suy nghĩ, và chỉ dành một nửa thời gian chú ý đến bạn. Sau đó anh (chị) ấy sẽ hỏi bạn thêm những câu hỏi dựa vào câu trả lời của bạn, hoặc là những câu hỏi đã được định sẵn.
- Sau khi bạn nói hết 90 giây, phỏng vấn viên sẽ gần như không nghe tất cả những gì bạn nói sau đó.

Tuy nhiên, mức độ chú ý của nhà tuyển dụng lại gần như không thể nhìn thấy bằng mắt thường bởi các họ thường rất khéo che giấu sự mất tập trung bằng những cái gật đầu hoặc tiếng "hummm" trong khi mắt vẫn nhìn bạn. Vậy bạn làm thế nào để nhận ra được và kịp thời... hãm tốc độ và dung lương?
Bạn nói càng lâu nhưng không bị cắt ngang, điều đó càng chứng tỏ sự chú ý của người nghe với bạn giảm. Vì vậy, nếu muốn lôi kéo sự chú ý trở lại của nhà tuyển dụng, với các câu trả lời dài, bạn cần có kết luận rõ ràng về vấn đề vừa trình bày. Điều này đặc biệt phát huy tác dụng với những câu hỏi về bản thân bạn.
Nói như thế nào là cả một nghệ thuật. Nhưng biết cách đặt ngược lại câu hỏi cho nhà tuyển dụng mới thực sự là cú đánh quyết định của bạn. Do đó, theo lời khuyên của các chuyên gia có kinh nghiệm, cuối buổi phỏng vấn, hãy tạo sự thu hút với nhà tuyển dụng bằng cách đặt ra các câu hỏi.
Thông thường, những người phỏng vấn có kinh nghiệm sẽ đưa ra những câu hỏi mở, yêu cầu bạn nói rõ kinh nghiệm của bản thân. Trong những tình huống đó, các chuyên gia khuyên bạn không nên trả lời dài quá 90 giây. Và quan trọng là biết dừng đúng lúc để hỏi những câu đại loại "đây có phải là vấn đề anh chị quan tâm?". "Anh chị muốn hỏi về vấn đề này phải không?". Những câu hỏi kiểu này sẽ đưa người nghe lại gần với bạn hơn và tạo ra môt cuộc hội thoại tay đôi hấp dẫn.
Cũng theo kinh nghiệm, nhà tuyển dụng thường ấn tượng với những câu hỏi hơn là việc bạn đang nói cái gì. Và theo họ, điều làm họ thất vọng nhất đối với một ứng viên là khi được hỏi: "Anh chị có hỏi gì nữa không?" thì anh ta trả lời "Không. Tôi nghĩ là tôi đã trả lời hết rồi". Tốt nhất, đối với những câu hỏi kiểu này, hãy nói với họ về cảm xúc mà bạn có trong buổi phỏng vấn.
Một mẹo nhỏ nữa được các chuyên gia tiết lộ là: "Ai cũng thích nói về mình". Vì thế, nếu các ứng viên khéo léo đặt được các câu hỏi ngược để các phỏng vấn viên tự nói về mình, họ sẽ tạo được ấn tượng rất tốt với nhà tuyển dụng cũng như có được sự tự tin trong suốt buổi phỏng vấn.


Mặc gì khi đi phỏng vấn?

- Bạn nộp đơn xin việc và được hẹn đến phỏng vấn. Bạn đã chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn rất nhiều, và thấy đủ tự tin để ứng phó với mọi tình huống. Nhưng bạn sẽ mặc gì trong ngày đó nhỉ?
Bạn phải biết rằng ấn tượng đầu tiên rất quan trọng, thường chỉ chớp nhoáng trong 27 giây đầu tiên mà thôi. Nếu bạn mặc quá trang trọng, trông bạn thật cứng nhắc và nghiêm trang. Nếu bạn mặc trang phục quá tuyềnh toàng, vô tình bạn đã gửi tới nhà phòng vấn một thông điệp bạn không coi trọng cuộc phỏng vấn và công việc của mình tí nào.
Nếu có thể, hãy thử tham khảo nhân viên của công ty đó xem kiểu cách ăn mặc thế nào cho phù hợp và xem “gu” của sếp là gì. Nếu không thu được thông tin nào, bạn hãy chọn trang phục sao cho trông thật chuyên nghiệp.
Nếu chưa có bộ cánh nào phù hợp cho cuộc phỏng vấn, hãy ra các cửa hàng và tham khảo ý kiến của người bán. Đôi khi bạn phải sửa sang đôi chút để vừa vặn với mình hơn và làm nổi bật những điểm nhấn của bạn.
Và đừng bỏ qua những lời khuyên này nhé!
- Trang phục phải sạch sẽ, gọn gàng, đầu tóc phù hợp, không rối bù
- Đừng sức nhiều nước hoa vì có rất nhiều người bị dị ứng. Dùng xà bông tắm có mùi thơm nhẹ. Có thể bạn sẽ căng thẳng, và mùi thơm nhẹ sẽ át mùi mồ hôi của bạn.
- Xoá hoặc che các vết xăm, không đeo trang sức loè loẹt. Không nên đeo khuyên ở mũi và lưỡi, chỉ nên đeo khuyên tai thôi.

Con trai:

- Mặc áo sơ mi hoặc vét cùng với quần màu phù hợp
- Nên chọn màu trung tính hoặc xanh xám, đen hoặc màu xám là phù hợp nhất
- Đeo cà vạt - cho dù sau khi nhận công việc bạn không bao giờ đeo, nhưng lúc này thật cần thiết
- Đi giày da, đánh si sạch bóng
- Cắt tỉa móng tay sạch sẽ



Con gái

- Chọn trang phục cổ điển một chút, hoặc một bộ váy kèm theo áo vét. Đây không phải lúc thích hợp cho bạn ăn mặc sexy, khêu gợi. Một số những màu thích hợp như là xanh nước biển, đen, xanh xám, đỏ đậm, đỏ tía hoặc màu xám.
- Tránh mặc quần áo quá bó, lộ người, hợp mốt sành điệu. Đó có thể là mốt thời thượng nhưng nó sẽ chả gây ấn tượng gì đối với người phỏng vấn cả.
- Móng tay cắt tỉa độ dài vừa phải, đừng để người đối diện băn khoăn không biết bạn làm thế nào để không bị đâm vào mình. Nên chọn màu sơn đừng quá trẻ trung, sặc sỡ.
Thậm chí sau khi bạn đã trúng tuyển, bạn cũng nên chú ý đến tủ quần áo của mình. Bạn cũng cần phải thăng tiến trong công việc. Khi sếp định cân nhắc ai đó, ngoài năng lực ra, sếp cũng rất chú ý đến trang phục, ngoại hình đấy.


Có nên “khai” nhược điểm với nhà tuyển dụng?


Đừng tự "lột trần" mình trước nhà tuyển dụng.

- Rất nhiều ứng viên cảm thấy lúng túng trước câu hỏi “Hãy nói cho tôi biết nhược điểm của bạn?”. Họ không biết nên trả lời thế nào cho “phải phép”, nói thật ra thì sợ trượt, nói dối thì sợ… lộ.
Thường thì nhà tuyển dụng hỏi về nhược điểm của bạn để biết những nguy cơ có thể gặp phải khi họ tuyển bạn vào làm. Cũng có người hỏi chỉ để xem cách bạn xử lý tình huống thế nào, có giữ được bình tĩnh và đối phó với áp lực được không. Vậy nên làm gì để đối phó với câu hỏi kiểu này?
Hãy thành thật
Thành thật không chỉ có lợi cho người phỏng vấn mà còn khiến bạn không phải day dứt và hối tiếc vì sự thiếu trung thực của mình.
Nhưng đừng thú nhận những nhược điểm lớn
Những người được phỏng vấn thường buột miệng nói ra những thông tin có hại cho mình. Có người còn “khai” ra những nhược điểm không thể chấp nhận. Nào có ai bắt bạn phải kể “tuốt tuồn tuột” nhược điểm của mình ra đâu. Tỏ ra thành thật bằng một vài nhược điểm “vô hại”, kiểu như “tôi hơi lười việc nhà” hoặc “là phụ nữ nhưng tôi nấu ăn dở lắm”,…
Đừng tự hại mình khi nói với nhà tuyển dụng rằng “Tôi hay đi làm muộn”, “Tôi gặp khó khăn trong quan hệ với đồng nghiệp”, “Tôi không giỏi trong việc hoàn tất các dự án”…Chẳng ai muốn tuyển một nhân viên “có vấn đề” như thế.
Thể hiện ý thức khắc phục nhược điểm
Sau khi thừa nhận khuyết điểm của mình, hãy nói cho nhà tuyển dụng biết bạn đang làm gì để khắc phục nó.
Ví dụ, nếu nhược điểm của bạn là quản lý thời gian kém thì bạn có thể nói “Vì tôi rất bận rộn nên việc quản lý thời gian không được tốt. Vì vậy mới đây tôi đã mua một chiếc PDA (thiết bị hỗ trợ cá nhân số) để giúp tôi làm việc này tốt hơn”.
Hoặc là “Tôi thường hay lo lắng khi nói trước đám đông, nhưng tôi đang tham gia một khoá học nói trước công chúng”.
Cuối cùng, nếu bạn quyết định hoàn toàn thành thật với nhược điểm lớn nhất của mình thì hãy xem câu trả lời dí dỏm của một luật sư ở New York nhé: “Nhược điểm lớn nhất của tôi ư? Đó là chocolate, đặc biệt là chocolate sữa. Một mẩu chocolate sữa ngon lành có thể khiến tôi bủn rủn chân tay

3 điều nhà tuyển dụng muốn nghe

Trong những cuộc phỏng vấn tìm việc, ứng viên là người trình bày và thể hiện; nhà tuyển dụng là người lắng nghe để đánh giá và lựa chọn. Vậy các nhà tuyển dụng muốn nghe gì?

1. Ước mơ nghề nghiệp và mục tiêu cụ thể trong công việc

Với những ứng viên cho vị trí lập trình hay phân tích thiết kế phần mềm, những “tâm sự” sau đây sẽ tạo ấn tượng tốt: “Tôi muốn viết ra những phần mềm giúp nhà quản lý Việt Nam có thể nắm bắt những thông tin kịp thời và chính xác để đưa ra những quyết định trong điều hành và phần mềm này có thể bán được trên thị trường phục vụ người tiêu dùng VN”.
Có lần một ứng viên đã trả lời câu hỏi “Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?” như sau: “Bây giờ tôi đang ứng tuyển vào vị trí nhân viên khảo sát - tư vấn - triển khai phần mềm, nhưng trong ba năm nữa tôi muốn mình trở thành trưởng phòng”.
Sẽ thật tuyệt vời nếu ước mơ nghề nghiệp của bạn phù hợp với những mục tiêu, chiến lược lâu dài hoặc nhu cầu nhân sự trước mắt của công ty.
Nhưng ngay cả khi chưa có sự tương đồng giữa ước mơ của bạn và định hướng phát triển của công ty, nhà tuyển dụng luôn trân trọng những ứng viên có những khát khao nghề nghiệp và biết đặt cho mình những mục tiêu phát triển trong công việc. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy thích thú hơn khi được nghe bạn trình bày về các dự án, những công việc cụ thể bạn đang làm để thực hiện những ước mơ và mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Không ai thích một ứng viên mơ hồ về tương lai.


2. Những câu hỏi “đắt giá”

Thông thường, bạn sẽ có cơ hội để đặt câu hỏi trong cuộc phỏng vấn. Một số nhà tuyển dụng chủ động “nhường sân” cho bạn với những lời đề nghị như “Bây giờ, bạn có thể hỏi những vấn đề mình quan tâm” hoặc “Nếu được hỏi chúng tôi, bạn sẽ hỏi những điều gì? Bạn quan tâm điều gì khi dự định ứng tuyển vào công ty chúng tôi?”. Đây là lúc nhà tuyển dụng chờ được nghe những câu hỏi “đắt giá” của ứng viên.
Chúng ta đều biết một câu hỏi luôn ẩn chứa sự quan tâm của người hỏi, và đây chính là thông tin để nhà tuyển dụng “đọc” những “giá trị” của ứng viên (hãy nói cho tôi biết những điều bạn quan tâm, tôi sẽ cho biết bạn là ai).
Những câu hỏi “đắt giá” ở đây là những câu hỏi nhằm khai thác thông tin chiều sâu, thường những thông tin này ít xuất hiện trong giới thiệu công cộng của công ty. Dưới đây là một số câu hỏi tôi sưu tầm được từ các ứng viên:
- Định hướng mục tiêu của công ty hoặc một sản phẩm chiến lược những năm sắp tới?
- Công ty mong đợi gì ở một người trong vị trí tuyển dụng như tôi?
- Công ty có những biện pháp nào để giúp nhân viên phát huy năng lực, sở trường của cá nhân hoặc tinh thần đồng đội, làm việc nhóm?
- Triết lý quản lý và những giá trị văn hóa mà công ty đeo đuổi là gì?
- Với những thông tin về tôi mà anh chị đã có cho đến giờ này, anh chị nhận thấy tôi có thể đảm nhận được vị trí công việc tuyển dụng?


3. Nói thật bằng lời và không lời

Trong xã hội tràn ngập thông tin như hiện nay, sẽ không mấy khó khăn để người tìm việc tìm hiểu và nắm bắt những điều các nhà tuyển dụng muốn nghe. Tuy nhiên, trung thực thường là một trong những tiêu chí hàng đầu để các nhà tuyển dụng đánh giá, lựa chọn ứng viên. Có một định nghĩa rất thú vị về trung thực do Tổ chức Giáo dục giá trị sống toàn cầu giới thiệu: “Trung thực là sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói và hành động”.
Trong giao tiếp, suy nghĩ bên trong của chúng ta không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn “xuất hiện” qua cử chỉ, nét mặt, âm giọng, tư thế ngồi... Thông thường, ngôn ngữ cơ thể không biết nói dối! Vì thế, nhà tuyển dụng không chỉ lắng nghe những điều bạn nói mà còn quan sát để “đọc” tính trung thực của lời nói qua ngôn ngữ không lời mà bạn thể hiện.


10 điều “lính mới” nên biết


“Lính mới” tò te vừa đến cơ quan, có quá nhiều điều bỡ ngỡ và xa lạ. Những “ma cũ” im lìm với khuôn mặt lạnh băng. Có rất nhiều điều lính mới phải nên tự hiểu, đừng chờ người khác phải nói ra.

Câu 1: “Bạn sẽ chỉ được thanh toán mức lương thấp nhất có thể”

Đúng là so với những “ma cũ” tràn đầy kinh nghiệm và thâm niên cống hiến, lương của người mới dĩ nhiên phải thấp hơn. Bạn nên tự biết điều đó chứ đừng tỏ ra khó chịu khi sếp đưa ra một mức lương quá thấp. Đừng bao giờ có ý định phàn nàn, bởi:
- Nhân viên mới có rất ít khả năng và “quyền lực” để tranh cãi về mức lương.
- Để có được mức lương “thấp” như thế, trước đó bạn đã mất hẳn 6 tháng hoặc 1 năm không có việc làm.
- Có rất nhiều người ở ngoài kia sẵn sàng nhảy vào vị trí này của bạn để có một mức lương thậm chí còn “thê thảm” hơn.

Câu 2: “Cứ đi làm thuê thế này chẳng bao giờ giàu đâu”

Bạn thử tính xem, có cả thảy bao nhiêu vị quản lí tại công sở của bạn, và số lượng người có mặt ở đó là bao nhiêu? Ở một nơi nào đó, tỉ lệ tương ứng là rất nhỏ bé, có thể dao động từ 1/40 đến 1/200.
Vì thế, làm thuê cho người khác là cách tấtyếu để bắt đầu sự nghiệp. Tuy nhiên, bạn nên hiểu điều này để có ý chí phấn đấu ngay từ đầu, để xác định rằng đây không phải là bến đỗ cuối cùng của bạn.


Câu 3: “Tham công tiếc việc không phải là tốt”

Lính mới thường rất chăm chỉ và chịu khó học hỏi. Sếp và những người cũ thích điều đó, nên họ không bao giờ khuyên bạn làm việc ít thôi. Có điều bạn nên tự hiểu, công việc cũng giống như thực phẩm, phải điều độ thì mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Đừng ôm đồm, “ngập ngụa” trong công việc để chứng tỏ mình.
Bạn có thể tích lũy cho mình một số kinh nghiệm nhằm làm việc nhanh nhẹn và có hiệu quả, chẳng hạn như:
- Nắm bắt được những vấn đề trọng tâm trong công việc.
- Hãy tìm cách để hệ thống hóa công việc nhỏ để không bỏ sót và không mất thời gian vì chúng.
- Đừng để những “ma cũ” trút công việc lên đầu bạn. Nếu nhận thấy công việc đó không thuộc chuyên môn của mình, nên lịch sự từ chối. Tập trung làm việc để người khác không có cớ dồn việc cho bạn.
- Hãy biết cách tranh thủ sự giúp đỡ của mọi người và đề nghị được phân công nhiệm vụ cùng đồng nghiệp.
- Nếu có bất kì điều gì mà bạn không rõ hoặc không biết, bạn cần học hỏi người khác. Im lặng giấu dốt là cách nhanh nhất để tụt hậu.

Câu 4: “Ý của họ không phải là vậy đâu!”

“Họ” ở đây là những vị quản lí của bạn. Khi họ nổi giận hoặc tỏ ra phiền lòng, thì bạn không nhất thiết phải lo sợ bởi cơn thịnh nộ của các sếp. Người lãnh đạo có quá nhiều việc phải lo, vì vậy, đôi khi họ có xả giận một trút, đừng nghĩ rằng đó là họ đang bắt nạt người mới.

Câu 5: “Thu hút sự chú ý và nắm bắt cơ hội thăng tiến”


Sau một thời gian ngắn làm việc, điều quan trọng đối với bạn là phải nhận ra những ai có thể giúp bạn trên con đường thăng tiến nghề nghiệp của bạn. Hãy xác định họ là những ai và quan trọng hơn nữa là họ nhìn nhận, đánh giá bạn như thế nào?
Tôi không muốn khuyên rằng bạn phải tỏ ra là kẻ sống xu nịnh và luồn lách, tuy nhiên đã đến lúc bạn phải làm quen, tạo dựng mối quan hệ với những người có đủ tiếng nói và quyền lực để giúp bạn thăng tiến. Dù sao đi nữa thì bạn vẫn có thể nhận ra được hai lợi ích nhất định trong vấn đề “tế nhị” mà không ai nói ra này:

1. Thu thập được những thông tin hữu ích và tự tạo nên vận may cho chính bản thân.
2. Nâng cao trình độ chuyên môn.
Nên học cách thu hút sự chú ý của nhà quản lí và nâng cao khả năng thăng tiến của mình:
- Hãy thực hiện phương châm “đi sớm về muộn”! Nhưng đừng đến sớm để ngồi chơi hoặc ăn sáng. Làm việc thật tâm mới là điều chúng tôi muốn nói ở đây.
- Hãy “bỏ túi” sẵn một vài câu hỏi để đưa ra thắc mắc với sếp mỗi khi vô tình gặp.
- Tìm lý do thật chính đáng để xin được tham gia một khóa đào tạo nghiệp vụ.
- Thu thập và tìm hiểu thêm các hoạt động của công ty bạn, kể cả những nội dung, vấn đề không hoàn toàn liên quan đến chuyên môn và trách nhiệm của bạn.


Câu 6: “Chọn đồng nghiệp mà chơi!”

Trong công sở luôn tồn tại rất nhiều loại người, tốt xấu lẫn lộn, lính mới rất khó phân định. Hãy biết lựa chọn và nhìn nhận những con người tích cực để có được thái độ đúng đắn và sự hợp tác thiện chí, đồng thời không thoả hiệp với những kẻ xấu.
Hãy dành thời gian tạo dựng mối quan hệ với những con người có nhiệt huyết, năng nổ làm việc, sống lạc quan và hoà nhã với mọi người. Bạn nên nhớ “Gần đèn thì rạng”, những đồng nghiệp có biểu hiện tích cực như vậy sẽ là những người hữu ích để bạn học hỏi.


Câu 7: “Mọi người nhìn nhận về bạn thế nào, đó là do bạn!”

Mọi người trong nơi bạn làm việc sẽ nhìn nhận về bạn theo đúng cách mà bạn đã thể hiện với họ hàng ngày. Nếu bạn thường đến công ty trong bộ dạng xộc xệch, họ sẽ nghĩ bạn là một kẻ cẩu thả. Nếu lời nói của bạn có vẻ mang tính “ra lệnh” và điều khiển người khác (mặc dù ý định của bạn không hề như vậy), người ta sẽ cho rằng bạn là kẻ thích sai khiến và điều khiển. Còn một nhân viên mới đến như bạn, tỏ ra luôn kĩ lưỡng, hiệu quả trong mọi công việc được giao, bạn cũng sẽ được ghi nhận xứng đáng. Và, nếu bạn có được những tố chất hứa hẹn về khả năng lãnh đạo và quản lí tốt, bạn sẽ được chú ý ngay!

Câu 8: “Thông tin là thế mạnh của mỗi người!”


Nào, các bạn trẻ! Những nhà quản lí của các bạn đã biết rõ về điều này từ rất lâu rồi! Quyền lực và sức mạnh tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau, mà trong đó, thì việc nắm giữ thông tin là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Chúng ta đang sống trong kỉ nguyên của thông tin. Những công ty và cá nhân biết thu thập và khai thác thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả sẽ là những người nắm trong tay lợi thế cạnh tranh vượt trội so với đối thủ của họ. Bạn nên nhận thức rằng, cứ mỗi lần bạn tiết lộ một thông tin nào đó, xem như bạn đã “công hữu hoá” nguồn kiền thức “độc quyền” của bạn, và vì thế mà nguồn thông tin ấy đã mất đi giá trị của mình.

Câu 9: “Đó chỉ là một ván bài!”

Khi bạn gọi công việc của bạn là một ván bài, điều đó có nghĩa là bạn đã nắm bắt thông thạo được hết những tính chất chuyên môn của công việc mà bạn phải làm. Đồng thời, bạn nhận ra rằng, chẳng có gì là sai khi chúng ta có một chút lừa lọc, gian dối và đánh tráo một vài lá cờ trong những ván bài ấy cả! Nếu như có một vài lỗ hổng trong cả một hệ thống tạo cơ hội cho bạn làm trò “ảo thuật”, hãy tận dụng cơ hội ấy! Nếu như có một số cách thức nào đó để bạn có thể làm cho công việc của bạn có kết quả “có vẻ tốt” mà không phải tốn quá nhiều công sức, hãy sử dụng những cách thức ấy!

Câu 10: “Đừng tin vào một ai!”

Mỗi con người chúng ta, ai cũng có một thế giới phong phú và bí ẩn, với những sở thích riêng tư nằm sâu trong trái tim mình. Bởi vậy mà mỗi người đều nhìn nhận mọi thứ theo những phương diện khác nhau và đều vì mình nhiều nhất. Đừng hoàn toàn đặt niềm tin ở những chỗ bạn không thể kiểm chứng được độ thật của nó. Hãy cảm nhận và sàng lọc những gì từ bên ngoài thế giới ngay trước khi chúng ập đến với bạn.
Thời gian tới đây, mỗi lần sếp gọi bạn đến và nói với bạn những điều mà bạn cảm thấy thật quan trọng, bạn hãy tự hỏi mình là ông ấy nói cho bạn nghe vì bản thân bạn hay vì ai? Liệu bạn có thể hoàn thành thật nhanh và thật xuất sắc mọi công việc mà vẫn luôn làm hài lòng sếp hay không? Liệu có phải họ muốn bạn tập phản xạ nhanh với mọi thứ hay gây áp lực cho bạn? Bạn sẽ được lợi gì khi thực hiện công việc này? Và còn có nhiều, thật nhiều những yêu cầu và thắc mắc khác nữa trong suốt cả quá trình bạn làm việc.


View attachment 7131

Bài viết được tổng hợp và biên soạn lại dưa theo 1 số nguồn đáng tin cậy: dân trí, tuổi trẻ,...
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,092
Tổng số thành viên
351,676
Thành viên mới nhất
duncanlaurencem
Back
Bên trên