SBV [HOT HOT] Ngân hàng Nhà nước (SBV) tuyển dụng 72 công chức loại C tại CN các tỉnh, TP năm 2013 [27.0

Trước tiên, thay mặt cộng đồng, cảm ơn banker @Li Gyan đã cung cấp tin tuyển dụng này. Sau đây là thông tin chi tiết về tin tuyển dụng:

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức thi tuyển công chức loại C (ngạch Chuyên viên và tương đương) vào làm việc tại Chi nhánh tỉnh, thành phố; Cụ thể như sau:


1. Số lượng và chuyên ngành cần tuyển


2. Điều kiện dự tuyển

* Người đăng ký dự tuyển công chức phải có đủ những điều kiện sau:


- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
- Đủ 18 tuổi trở lên;
- Có lý lịch rõ ràng, có đủ sức khoẻ để nhận nhiệm vụ, công vụ; Có chứng chỉ tiếng Anh trình độ B trở lên; Chứng chỉ Tin học Văn phòng (không áp dụng đối với các ứng viên dự thi vào vị trí CNTT);
- Tốt nghiệp Đại học loại Khá trở lên và đúng chuyên ngành cần tuyển (kể cả những thí sinh có bằng Thạc sỹ, Tiến sỹ). Riêng đối với các ứng viên vào vị trí CNTT chỉ yêu cầu tốt nghiệp Đại học từ TB Khá trở lên;
- Không trong thời gian bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

* Các đối tượng ưu tiên trong thi tuyển công chức gồm:


- Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (được cộng 30 điểm vào tổng số điểm thi tuyển);
- Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động (được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển);
- Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ (được cộng 10 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển);
Trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển công chức thuộc nhiều diện ưu tiên theo quy định thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả thi tuyển.

3. Hồ sơ dự thi (thí sinh dự tuyển trực tiếp đến nộp hồ sơ, hồ sơ đã nộp không trả lại)

3.1. Đơn đăng ký dự tuyển công chức (theo Mẫu tại địa điểm nộp hồ sơ hoặc tải xuống từ Website của Ngân hàng Nhà nước tại địa chỉ www.sbv.gov.vn);
3.2. Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và đóng dấu giáp lai, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
3.3. Bản sao giấy khai sinh;
3.4. Bản sao có công chứng các văn bằng, chứng chỉ; Bảng điểm kết quả học tập;
3.5. Giấy chứng nhận sức khoẻ của bệnh viện hoặc trung tâm y tế cấp quận, huyện trở lên cấp trong thời hạn 30 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
3.6. Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng công chức (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
3.7. Hai (02) ảnh màu cỡ 4x6.
3.8. Hai (02) phong bì có dán tem, ghi rõ họ tên, địa chỉ và số điện thoại.
Toàn bộ hồ sơ nói trên đựng trong túi hồ sơ.

Lưu ý: Thí sinh dự thi tuyển có thể nộp một trong các chứng chỉ sau :

- Thay thế cho chứng chỉ tiếng Anh trình độ B: TOEFL 400 trở lên (PBT), 42 trở lên (iBT); IELTS 4.5 trở lên; TOEIC 405 trở lên.
- Thay thế cho chứng chỉ Tin học: Bằng trung cấp Công nghệ thông tin trở lên.

4. Nhận hồ sơ dự tuyển

- Thời gian: Kể từ ngày 27/9/2013 đến hết ngày 28/10/2013 vào các ngày làm việc trong tuần (buổi sáng từ 8h30 đến 11h, buổi chiều từ 14h đến 16h30).

- Địa điểm: Tại Trụ sở làm việc của các Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố.

Lưu ý: Thí sinh trực tiếp đến nộp hồ sơ; Hồ sơ đã nộp không trả lại.

5. Nội dung thi tuyển

Thi 04 môn, gồm:

- Môn kiến thức chung: Thi viết thời gian 180 phút;
- Môn nghiệp vụ chuyên ngành: Thi viết thời gian 180 phút và thi trắc nghiệm thời gian 45 phút;
- Môn ngoại ngữ: Thi viết thời gian 90 phút;
- Môn Tin học Văn phòng: Thi trắc nghiệm thời gian 45 phút.

6. Thời gian tổ chức thi: Dự kiến thi trong 02 ngày 09 & 10/11/2013.

- Sáng ngày 08/11 (Thứ 6): Niêm yết danh sách thí sinh theo số báo danh và theo phòng thi, sơ đồ vị trí các phòng thi, nội quy thi, hình thức thi và thời gian thi đối với từng môn thi tại địa điểm tổ chức thi; Rà soát lại công tác chuẩn bị.

- Sáng ngày 09/11 (Thứ 7): Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
Từ 7[SUP]h[/SUP]00' - 7[SUP]h[/SUP]30 làm thủ tục khai mạc; Từ 8[SUP]h[/SUP]00' - 11[SUP]h[/SUP]45': Thí sinh thi môn chuyên ngành đã đăng ký dự tuyển, gồm phần thi viết 180' và thi trắc nghiệm 45' (tổng thời gian thi là 225’).

- Chiều ngày 09/11 (Thứ 7): Thi môn kiến thức chung
Áp dụng cho tất cả các chuyên ngành; Thi viết: Thời gian thi 180', bắt đầu thi từ 14[SUP]h[/SUP] đến 17[SUP]h[/SUP].
Nội dung thi: Thi viết về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ngành Ngân hàng.

- Sáng ngày 10/11 (Chủ nhật): Thi môn Ngoại ngữ và Tin học Văn phòng
+ Từ 8[SUP]h[/SUP]00 đến 9[SUP]h [/SUP]30': Thi môn tiếng Anh bằng hình thức thi viết, áp dụng cho tất cả các chuyên ngành, thời gian thi 90’. Người dự tuyển công chức được miễn thi môn Ngoại ngữ nếu có một trong các điều kiện sau: Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành tiếng Anh; Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học tại các cơ sở đào tạo bằng tiếng Anh tại Việt Nam.
+ Từ 10[SUP]h[/SUP]30’ – 11[SUP]h[/SUP]15': Thi môn Tin học Văn phòng bằng hình thức thi trắc nghiệm, thời gian thi 45'. Những ứng viên dự thi vào vị trí CNTT được miễn thi môn Tin học văn phòng; Các ứng viên dự thi vào các vị trí khác sẽ được miễn thi môn Tin học Văn phòng trong trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành Công nghệ thông tin trở lên.

7. Địa điểm thi: Tổ chức thành 02 Cụm thi:

+ Cụm thi số 1 tổ chức tại TP.Hà Nội cho các ứng viên dự thi vào 15 Chi nhánh: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Điện Biên, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Tĩnh;

+ Cụm thi số 2 tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh cho các ứng viên dự thi vào 11 Chi nhánh: Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau, Đồng Tháp, Tây Ninh, Trà Vinh, Bến Tre, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên.

Lưu ý:Thí sinh cần liên hệ với Chi nhánh để biết thêm thông tin, nhận “Thẻ dự thi”, nộp lệ phí thi và được hướng dẫn Cụm thi.

8. Lệ phí thi tuyển

Thí sinh dự thi nộp lệ phí theo quy định Nhà nước: 140.000 đồng/người

9. Thông báo kết quả thi tuyển

Toàn bộ Thông báo kết quả thi tuyển, thời gian nhận đơn phúc khảo, kết quả phúc khảo và kết quả trúng tuyển đều được đăng tải trên Website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

10. Khám sức khoẻ: Những người trúng tuyển sẽ được Ngân hàng Nhà nước khám sức khoẻ trước khi nhận quyết định tuyển dụng.

11. Tuyển dụng, nhận việc: Dự kiến tháng 12/2013.

Tải Đơn đăng ký dự tuyển tại đây


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

HOT UPDATE:

Đã có Trọn bộ tài liệu ôn thi vào NHNN (SBV) năm 2013. Tài liệu đầy đủ, chi tiết, cập nhật & được trình bày cẩn thận. Chi tiết các bạn xem tại topic: [HOT HOT] Trọn bộ tài liệu ôn thi vào NH Nhà nước (SBV) 2013
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
minh` xin lỗi cả nha` ... hjx, chán quá nên vao` đây kêu ca téo, hok đk khoảng 1/2 ... quay lại jo chả nhớ j ... Tiếng Anh với Tin thi` chưa hok j ... bjo thi` nản nản, hok chả vao` nữa ... cả nha` cố lên nhé, chúc mưng ` các bạn đối thủ của minh`, loại đk minh` roai` :(
 
minh` xin lỗi cả nha` ... hjx, chán quá nên vao` đây kêu ca téo, hok đk khoảng 1/2 ... quay lại jo chả nhớ j ... Tiếng Anh với Tin thi` chưa hok j ... bjo thi` nản nản, hok chả vao` nữa ... cả nha` cố lên nhé, chúc mưng ` các bạn đối thủ của minh`, loại đk minh` roai` :(

ai cũng thế à bạn ơi...2 môn phụ khỏi học...học sao kịp =))
 
Tiếng Anh và Tin mình chỉ ôn vào tối thứ 7 thôi, nhớ dc bao nhiêu thì nhớ.
minh` xin lỗi cả nha` ... hjx, chán quá nên vao` đây kêu ca téo, hok đk khoảng 1/2 ... quay lại jo chả nhớ j ... Tiếng Anh với Tin thi` chưa hok j ... bjo thi` nản nản, hok chả vao` nữa ... cả nha` cố lên nhé, chúc mưng ` các bạn đối thủ của minh`, loại đk minh` roai` :(
 
Nói chung là kể được quay thì cũng thích, mình chịu cái qlý NN, hành chính j j đó thôi, hichic
 
Các bạn ôn tin học cho nó cẩn thận một tí nhé, đề tin chắc vẫn chỉ có 20 câu, sai một câu là bị mất 5 điểm đấy. Nhiều khi thi xong cũng chưa chắc mình đúng 10 câu đâu. Sai mất 11 câu là tiếc lắm :(
 
chạy ghế hiệu trưởng là thật,sorry nếu đảng phạt em tội nói linh tinh,cả hiệu trưởng và 1 hiêu phó em biết đều học cùng 1 khoa,mà ko phải khoa ngân hàng,dù ông hiệu trưởng có viết sách về chứng khoán.kinh tế khoa ngân hàng cũng nhiều bạn giỏi mà,năm em thi là 27 mới đỗ đó.cái trường này thì em học chưa thấy tiêu cực mấy môn chuyên ngành,chắc gặp may ko gặp thầy ăn tiền,chỉ duy nhất thi lại thể dục có định năn nỉ thầy cho qua,cơ mà thầy này nổi tiếng dại gái nên em chưa kịp rút phong bì thì thầy đã đồng ý cho 5 điểm.học thì 180 tín chỉ,bọn kiểm học còn nhiều hơn,nghe mấy đứa ngân hàng với ngoại thương bảo học nhàn lắm chứ trường em có mấy môn hắc ám khó trôi,ví dụ ngân hàng trung ương với ngân hàng thương mại,cả thanh toán quốc tế.em học cao học bên ngân hàng thấy sao cái môn tài chính quốc tế nó dễ thế,trong khi bên em học rõ khó
 
nhưng mà nói thêm là nếu học cao học thì em học bên ngân hàng là đúng rồi,vì mấy chị em học cao học ngân hàng bên ktqd kêu khổ lắm,chứ bên ngân hàng thi dễ mà kiểm tra thi cử toàn tài liệu với chép bài,ktqd ko thế.nhớ hôm thi cuối kì môn đầu tiên,có chị bên ngân hàng thản nhiên giật bài mình chép mà kêu mãi ko chịu trả,mình tức lắm,mình học đại học cùng lắm các bạn hỏi kết quả chứ ko chép thế này vì ai cũng tư chất và tự trọng,đằng này chép ào ào ko chịu học bài,gọi trả bài kẻo giám thị bắt được thì chị ta còn lườm,lại còn bảo là muốn ra trường sớm thì phải tuân thủ quy luật gì gì đó nữa chứ.kinh tế thì như khoa kế hoạch học khó và khó chạy điểm,còn khoa đầu tư và quản lý kinh tế thì đi thầy cô nhiều,chứ khoa ngân hàng với kiểm thì ko đi,nộp 100k quỹ lớp tiêu mãi chả hết.chứ em học ngân hàng mỗi kì 2 triệu quỹ lớp lo lót đây
 
Mình định ko comment nhưng đọc comment của 1 số bạn thấy có chút hơi tự hào thái quá và có chút hiểu lầm
Mỗi người 1 suy nghĩ, mình cũng là dân NH, mình có cay cú gì với NEU đâu, ko phải dân NH nào cũng cay cú với NEU đâu nhé :)
Mình ko bênh ai nhưng mình theo mình thấy HVNH với cả NH của NEU thì cũng tương đương nhau mà :)sao phải đem ra so sánh làm gì, mỗi trường có một cách đào tạo khác nhau, cả 2 trường lại đều thuộc top các trường kinh tế, khó so sánh lắm ai ơi ^^
Khoa NH của NEU lấy điểm cao hơn bên HVNH vì chỉ tiêu đào tạo của bên đó ít hơn nhiều so với khoa NH bên HVNH thui
Mà cái chuyện đứng top với bot mình thấy chả quan trọng, quan trọng là giờ ra trường đã kiếm được 1 công việc như ý hay là vẫn thất nghiệp ngồi nhà (như mình :(( huhu)
Mà mình thấy, trên UB mọi người đoàn kết có phải hơn ko, ai lại cứ đá nhau choang choảng, thấy khó chịu ghê @@
Và điều quan trọng nhất bây giờ là, chuẩn bị thi cho tốt cuối tuần này, tạm thời bỏ ngoài tai các ý kiến tiêu cực đi, sắp thi rồi ko nên để ý mấy cái đó quá, rồi lại bị ảnh hưởng tinh thần
Mình sẽ đi thi với tinh thần thoải mái nhất, được thì được, ko được thì mình vẫn cười to :D mình là dân NH nên mình có "tâm nguyện" được đi thi NHNN 1 lần ^^
Bạn mình bảo "m thi làm cái giề, biết ko đỗ sao còn thi cho tốn sức tốn tiền :))"
Mình bảo nó "kệ, cứ thi chứ, như kiểu đi mua xổ số, biết là chả trúng nhưng nhiều khi cứ thích mua để thử vận may đó mà :v"
 
Cảnh cáo, phê bình đội ngũ lãnh đạo ĐH Kinh tế Quốc dân
(Dân trí) - Ngày 4/4, Bộ GD-ĐT có quyết định kỷ luật công chức Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Nguyễn Văn Nam và phê bình nghiêm khắc 3 phó hiệu trưởng trường này.
>> Bộ GD-ĐT yêu cầu ĐH Kinh tế Quốc dân kiểm điểm lại

Lý do Bộ GD-ĐT đưa ra hình thức kỷ luật này là do ông Nguyễn Văn Nam vi phạm một số kỷ luật trong quản lý nhà trường về công tác tổ chức cán bộ, tài chính, đào tạo và xây dựng cơ bản làm ảnh hưởng tới uy tính của trường và của ngành. Thời gian chấp hành kỷ luật của ông Nam là 12 tháng kể từ ngày ký quyết định.

Đối với hình thức kỷ luật Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam, Bộ GD-ĐT đã tổng hợp các hình thức kỉ luật, ông Nguyễn Văn Nam phải chịu hình thức kỉ luật nặng hơn mức cảnh cáo là Hạ bậc lương.

Nhưng theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, ông Nguyễn Văn Nam có những tình tiết cần xem xét giảm nhẹ, như: Bản kiểm điểm trước Hội đồng kỷ luật, ông Nam đã thể hiện khá sâu sắc trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong những thiếu sót, sai phạm của nhà trường và tự nhận hình thức kỉ luật khiển trách. Quá trình công tác ông Nam có nhiều thành tích như được nhận các Huân, Huy chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; ông cũng có nhiều đóng góp để nâng cao chất lượng đào tạo của trường, cải thiện đời sống cán bộ viên chức… Trong quá trình Thanh tra chưa phát hiện ra thấy ông Nguyễn Văn Nam tham nhũng, tham ô vụ lợi cá nhân.
Từ những điểm quan trọng đó, Bộ quyết định đưa ra hình thức xử lí “cảnh cáo” đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng ra thông báo về việc phê bình công chức với các phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

Cụ thể, phê bình nghiêm khắc ông Phan Công Nghĩa - Phó hiệu trưởng vì có những thiếu sót, sai phạm liên quan đến trách nhiệm của Ban giám hiệu và lĩnh vực được Hiệu trưởng phân công phụ trách: Đó là công tác tài chính và xây dựng cơ bản.

Phê bình nghiêm khắc ông Phạm Quang Trung - Phó hiệu trưởng nhà trường với những lí do tương tự, trong đó phê bình về trách nhiệm trong công tác quản lí tài chính và quản lí đào tạo đại học.

Phê bình rút kinh nghiệm đối với ông Trần Thọ Đạt - Hiệu phó nhà trường vì đã có những sai phạm, thiếu sót liên quan tới trách nhiệm của Ban giám hiệu.

Hồng Hạnh

- - - Updated - - -

Quyết liệt chạy đua giành ghế Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân
(Dân trí) - Ngày mai 25/4, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân họp lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm Hiệu trưởng mới của trường. Mấy ngày qua, "cuộc chạy đua" giành ghế Hiệu trưởng đã trở nên quyết liệt, một vị phó Hiệu trưởng đã mở tiệc, biếu quà cán bộ trong trường để lấy phiếu.
>> Bộ GD-ĐT yêu cầu ĐH Kinh tế Quốc dân kiểm điểm lại
>> Cảnh cáo, phê bình đội ngũ lãnh đạo ĐH Kinh tế Quốc dân

Chịu kỷ luật nhưng vẫn tự phong làm Tổ trưởng kiểm phiếu!

Ngay sau khi có Quyết định cảnh cáo, khiển trách đội ngũ lãnh đạo Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (KTQD), ngày 10/4/2013, Bộ GD-ĐT đã có công văn 2370/BGDĐT-TCCB về việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm Hiệu trưởng mới Trường ĐH KTQD (nhiệm kì 2013 - 2018). Cuộc bỏ phiếu này sẽ tiến hành vào ngày 25/4/2013.

Mặc dù bị kỷ luật nhưng Hiệu trưởng đương nhiệm Nguyễn Văn Nam vẫn có nhiều động thái không minh bạch. Cụ thể, ngày 17/4/2013, GS Nguyễn Văn Nam - Hiệu trưởng Trường ĐH KTQD đã kí ban hành Quyết định số 197/QĐ- ĐHKTQD-TCCB“về việc thành lập Tổ công tác phối hợp thực hiện quy trình để đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm nhân sự giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường ĐHKTQD nhiệm kì 2013-2018”.Theo quyết định này, tổ công tác có 11 thành viên.

Ngay sau khi biết Quyết định này, đông đảo cán bộ, giảng viên Trường ĐH KTQD bức xúc vì khi nhận được văn bản của Bộ GD-ĐT về việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, GS.TS Nguyễn Văn Nam - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường đã không thông báo tới Ban thường vụ Đảng ủy, Ban giám hiệu mà tự ý ra quyết định thành lập tổ công tác và tự phong mình làm tổ trưởng và Tiến sĩ Nguyễn Đức Hiển, trưởng phòng Tổ chức cán bộ làm ủy viên thường trực. Đặc biệt, hơn nữa người đang trong giai đoạn kỷ luật này lại giữ chức Tổ trưởng bỏ phiếu tín nhiệm.

Sau khi biết sự việc trên, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã chỉ đạo và yêu cầu ông Nguyễn Văn Nam và Nguyễn Đức Hiển ra khỏi danh sách tổ công tác. Thay vào đó là GS Phan Công Nghĩa - phó Hiệu trưởng nhà trường làm tổ trưởng và ông Nguyễn Anh Tuấn - ủy viên Kiểm tra Đảng ủy, Giám đốc Trung tâm Đào tạo liên tục làm ủy viên thường trực.
Trao đổi với PV Dân trí chiều ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: “Những người đang trong giai đoạn kỷ luật không được tham gia thực hiện việc bỏ phiếu tín nhiệm này. Do vậy, Bộ đã đưa tên GS Nguyễn Văn Nam và TS Nguyễn Đức Hiển ra khỏi danh sách tổ công tác”.

Quyết liệt chạy đua giành ghế Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân
Ngày mai 25/4, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân họp lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm Hiệu trưởng mới của trường.

Hiệu phó mua quà biếu cán bộ… chạy phiếu

Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT thì Trường ĐH KTQD có 15 người đủ tiêu chuẩn được bầu vào chức Hiệu trưởng. Do vậy, nhiều ngày qua, cuộc chạy đua giành ghế Hiệu trưởng ở Trường ĐH KTQD diễn ra quyết liệt.

Trong cuộc chạy đua giành ghế Hiệu trưởng, GS Trần Thọ Đạt - phó Hiệu trưởng nhà trường, phó Bí thư Đảng ủy nhà trường đã mở tiệc chiêu đãi và tặng quà cho cán bộ công nhân viên, giảng viên trong trường.

Cụ thể, ngày 18/4/2013, tại nhà hàng Quán Gió (công viên Thống Nhất, Hà Nội), GS Đạt đã mở tiệc chiêu đãi hơn 40 cán bộ công nhân viên, giảng viên trong trường và sau đó có 28 người đến dự. Không chỉ vậy, trong tuần qua, GS Đạt đã tặng hàng trăm suất quà cho hầu hết những người đi bỏ phiếu ngày 25/4 ủng hộ mình. Được biết, quà nhỏ nhất là hộp VESINE PP.900 có cây bút điện tử phát sáng, USB 8GB và một số chuột máy tính không dây. Đối với cán bộ cấp cao hơn thì có thêm túi quà giá trị lớn hơn.

Điều quan trọng hơn mà cán bộ giảng viên trong trường bức xúc cho biết, GS Trần Thọ Đạt là người em đồng hương của GS Nguyễn Văn Nam và là người đã bảo vệ GS Nam trong suốt quá trình thanh tra và thực hiện kết luận thanh tra. Do vậy, GS Nguyễn Văn Nam quyết tâm bằng mọi cách giành ghế Hiệu trưởng cho ông Trần Thọ Đạt.

Nhiều cựu lãnh đạo nhà trường đã rất bức xúc về hành vi mua chuộc thô thiển và lộ liễu trên. Trao đổi với PV Dân trí, GS.TSKH Lê Du Phong cho biết: “Tôi biết thông tin này qua báo, việc xác minh sự việc này đúng hay sai là trách nhiệm của Bộ GD-ĐT. Nếu đúng anh Đạt làm như vậy thì không nên, vi phạm quy định bầu cử của Đảng. Nếu anh Đạt không làm việc này thì Bộ phải có trách nhiệm thanh minh cho anh Đạt”.

GS Nguyễn Văn Thường - cựu Hiệu trưởng và cựu Bí thư Đảng ủy cho biết, đây là việc làm trục lợi, trái với quy định của Đảng về những điều đảng viên không được làm.

GS Nguyễn Thành Độ - nguyên Phó Hiệu trưởng nhà trường cho rằng: “Tôi không tán thành việc làm ảnh hưởng tới sự phát triển của nhà trường. Ý kiến của GS Nguyễn Văn Thường nguyên Hiệu trưởng nhà trường, cựu Bí thư Đảng ủy là ý kiến chung đại diện của đông đảo cựu lãnh đạo của nhà trường hiện nay”.

Về việc bỏ phiếu tín nhiệm bổ nhiệm Hiệu trưởng ngày mai của Trường ĐH KTQD, trao đổi với PV Dân trí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: “Ngày mai 25/4, tổ công tác của Bộ phối hợp với tổ công tác của trường thực hiện việc giám sát, kiểm tra kết quả lấy phiếu tín nhiệm bầu nhân sự mới của trường. Việc thực hiện này theo đúng quy trình của Ban tổ chức TƯ Đảng, đảm bảo công khai, minh bạch. Bộ không can thiệp vào việc nhân sự của trường. Nhân sự là do Đảng ủy nhà trường và quần chúng giới thiệu đề cử và bỏ phiếu”.

Chuyện lấy phiếu tín nhiệm là một hoạt động thường xuyên ở bất cứ cơ quan, tổ chức nào nhưng với cách làm của Trường ĐH KTQD là điều khó chấp nhận ở một trường ĐH lớn. Một lần nữa lại cho thấy cách làm việc tùy tiện, mất dân chủ, bè cánh, bất chấp nguyên tắc của Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam.

Hy vọng, với sự giám sát chặt chẽ của Bộ GD-ĐT, quy trình lấy phiếu tín nhiệm bầu hiệu trưởng mới của ĐH KTQD sẽ đảm bảo sự minh bạch, dân chủ, chọn được người thực tâm, thực tài giúp đoàn kết nội bộ, phát huy được sức mạnh tập thể, giúp lập lại kỷ cương ở một trường đại học lớn.

Dân trí sẽ tiếp tục đưa tin diễn biến của cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ngày mai 25/4 của Trường ĐH KTQD.

Hồng Hạnh
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,091
Tổng số thành viên
351,644
Thành viên mới nhất
Hhonghanhh
Back
Bên trên