Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng hiệu quả bạn cần biết?

Nhà tuyển dụng cần trang bị những kỹ năng nào để đạt hiệu quả cao trong công tác phỏng vấn ứng viên? Sau đây, mời bạn cùng Glints điểm qua 4 kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng quan trọng nhằm thu thập được nhiều thông tin nhất có thể từ ứng viên.

I. Bốn kỹ năng quan trọng của người phỏng vấn tuyển dụng

1. Tìm hiểu rõ vị trí cần tuyển dụng

Vị trí cần tuyển dụng yêu cầu những kỹ năng, kinh nghiệm và phẩm chất cá nhân nào? Trước khi đăng thông báo tuyển dụng, hãy chắc chắn rằng bạn đã nghiên cứu kỹ lưỡng mô tả công việc của vị trí đó. Hãy suy ngẫm về những người từng công tác ở vị trí này để tìm hiểu xem các yếu tố, phẩm chất cần thiết với yêu cầu công việc. Đồng thời, bạn cũng cần nắm được các nhiệm vụ hàng ngày và các chỉ số đánh giá công việc (KPIs).

kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng


Một lưu ý cực kỳ quan trọng, bạn hãy chuyển mô tả công việc của vị trí đó tới tất cả những cá nhân tham gia quá trình phỏng vấn. Bởi vì bạn không thể tìm thấy một ứng viên ưu tú nếu toàn bộ nhóm tuyển dụng không thể thống nhất về hình mẫu nhân viên lý tưởng mà bạn muốn tìm.​

2. Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng

Bộ câu hỏi phỏng vấn ứng viên được xây dựng dựa trên các yêu cầu đối với công việc đó. Sau đây là một số nhóm câu hỏi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng nên đặt ra để khai thác tiềm năng của ứng viên:

2.1. Bộ câu hỏi phỏng vấn chung

Các câu hỏi chung thường được sử dụng để làm rõ một số thông tin trên hồ sơ (CV) của ứng viên. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt câu hỏi để tìm hiểu lý do vì sao ứng viên muốn theo đuổi lĩnh vực nghề nghiệp hoặc vị trí này ở doanh nghiệp. Ví dụ:​
  • Vai trò của bạn ở công ty cũ là gì?​
  • Vì sao bạn muốn gia nhập công ty của chúng tôi?​
  • Hãy kể những điều bạn biết về công ty chúng tôi.​
Lưu ý: Tránh đặt các câu hỏi mang tính chất xâm phạm đời tư cá nhân của ứng viên như về chiều cao, cân nặng, tôn giáo, vùng miền, giới tính,…​

2.2. Bộ câu hỏi phỏng vấn hành vi

Thông qua các câu hỏi hành vi, nhà tuyển dụng sẽ biết được ứng viên làm được những gì trong quá khứ và từ đó, tiên đoán chính xác sự thể hiện của họ trong tương lai. Ví dụ:​
  • Hãy kể lại một tình huống bạn mắc phải sai lầm trong công việc và cách bạn khắc phục hậu quả của lỗi sai đó.​
  • Kể về một khủng hoảng đã từng xảy ra trong công việc của bạn và cách mà bạn xử lý vấn đề.​
Cách phỏng vấn nhân viên bằng câu hỏi hành vi không chỉ hỏi về những việc họ từng hoàn thành, mà còn khai thác được lý do họ làm điều đó và làm điều đó như thế nào. Vì vậy, các câu trả lời thường đáng tin và trung thực hơn. Ngoài ra, vì dựa trên sự kiện thực tế, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng kiểm tra và xác thực thông tin.​

2.3. Bộ câu hỏi phỏng vấn gây áp lực

Mục đích của các câu hỏi phỏng vấn mang tính chất gây áp lực là dồn ứng viên vào trạng thái căng thẳng để nhận diện phản ứng của họ trong những tình huống đó. Ví dụ:​
  • Bạn không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Vì sao chúng tôi nên chọn bạn?​
  • Lý do gì khiến bạn bị công ty cũ cắt giảm?​
Ngoài ra, người phỏng vấn cũng có thể đặt các câu hỏi mẹo như “Có bao nhiêu con chuột ở TP.HCM?”, “Làm thế nào để thả một quả trứng xuống sàn bê tông mà không làm vỡ nó?”,… Các câu hỏi này giúp bạn đánh giá được tính cách, sự linh hoạt và khả năng giải quyết tình huống của ứng viên. Tuy nhiên, không nên lạm dụng loại câu hỏi này vì suy cho cùng, chúng không khai thác trực tiếp kỹ năng, kinh nghiệm của ứng viên.

Tuyển dụng nhân sự thành công không hề dễ dàng. Hãy để Glints giúp bạn!

3. Thiết lập cấu trúc một buổi phỏng vấn

Theo các chuyên gia tuyển dụng nhân sự, việc có nhiều hơn 1 người phỏng vấn sẽ giúp đánh giá kết quả khách quan hơn, đồng thời giảm đi nguy cơ ứng viên được lựa chọn dựa trên cảm tính của 1 cá nhân. Theo đó, tiến trình phỏng vấn nên được thực hiện như sau:​
  • Phần 1: Giới thiệu: Dành ra một vài phút trò chuyện để giúp ứng viên cảm thấy bớt áp lực và thoải mái hơn.​
  • Phần 2: Đặt câu hỏi phỏng vấn: Bắt đầu với các câu hỏi chung để khai thác thông tin, sau đó đi tới các câu hỏi hành vi và sau cùng là câu hỏi gây áp lực. Tuy nhiên, tùy theo vị trí tuyển dụng mà bạn có thể thay đổi trình tự này.​
  • Phần 3: Tổng kết: Dành cho ứng viên một khoảng thời gian để họ đặt câu hỏi. Bên cạnh đó, đây là lúc bạn mô tả bước tiếp theo của quá trình tuyển dụng và đưa ra một mốc thời gian để thông báo kết quả. Sau đó, bạn nên gửi lời cảm ơn tới ứng viên vì đã tham gia buổi phỏng vấn và tiễn họ ra khỏi văn phòng.​
  • Phần 4: Bổ sung một bài test nhỏ (nếu cần): Tùy vào yêu cầu công việc, bạn có thể bổ sung một bài kiểm tra tính cách, thái độ hoặc yêu cầu ứng viên thực hiện một bài thuyết trình.​

4. Xây dựng hệ thống đánh giá

Thực tế, có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn, chẳng hạn như thiện cảm của người phỏng vấn hoặc mẫu phỏng vấn không đủ lớn, khiến cho kết quả tuyển dụng thiếu tính chính xác. Nếu như vậy thì nhân sự mà bạn tuyển được chỉ là người giỏi nhất trong số những người tham gia phỏng vấn, chứ chưa hẳn là người thực sự phù hợp với yêu cầu công việc.

Việc xây dựng một hệ thống đánh giá không chỉ giúp kết quả trở nên khách quan hơn, mà còn duy trì được tính thống nhất và đẩy nhanh tiến độ công việc, nhất là khi số lượng ứng viên phỏng vấn quá lớn. Hệ thống đánh giá nên được lượng hóa. Sử dụng bảng đánh giá theo khung năng lực là một cách làm hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay, đảm bảo tính quy chuẩn và bám sát nhất vào yêu cầu vị trí.

Lưu ý: Nhà tuyển dụng cần hạn chế việc so sánh các ứng viên với nhau trước khi so sánh với bảng tiêu chí chung. Bạn chỉ nên thực hiện việc so sánh giữa các ứng viên ở bước cuối cùng khi bắt đầu chốt số lượng tuyển dụng.​

II. Một số bí quyết phỏng vấn nhân sự hữu ích

  • Nghiên cứu kỹ hồ sơ ứng viên: Đây là việc bạn bắt buộc phải làm trước khi ứng viên tham gia phỏng vấn. Ngoài ra, nghiên cứu profile của ứng viên trên mạng xã hội như Facebook, LinkedIn cũng sẽ giúp bạn khám phá thêm khá nhiều điều về con người thật của ứng viên.​
  • Thân thiện, cởi mở với ứng viên: Sử dụng một số ngôn ngữ cơ thể, như mỉm cười hay gật đầu, là một nghệ thuật phỏng vấn giúp cho ứng viên cảm thấy thoải mái hơn với quá trình phỏng vấn.​
  • Ghi chú thông tin trong khi phỏng vấn: Ghi nhớ thông tin của mỗi ứng viên là điều thật sự cần thiết, nhất là khi số lượng ứng viên tham gia phỏng vấn lên đến 5 hoặc 10.​
  • Lắng nghe ứng viên nhiều hơn là nói: Nhiệm vụ cốt lõi của một người phỏng vấn là khai thác thông tin thay vì kết bạn và tham gia vào câu chuyện của ứng viên. Bạn có thể hướng dẫn và gợi ý cho ứng viên về những thông tin mà bạn muốn họ chia sẻ và hãy luôn để ứng viên làm nhân vật chính của buổi phỏng vấn.​

III. Kết luận​

Glints mong rằng những thông tin trên hữu ích, giúp bạn doanh nghiệp của bạn phỏng vấn hiệu quả, tìm ra những ứng viên phù hợp nhất.

Các bạn có thể truy cập vào Glints Blog và trang FaceBook “Glints for Employers VietNam” để xem thêm những bài viết khác về chủ đề nhân sự và tuyển dụng.

Để nhận tất cả những thông tin và ưu đãi mới nhất từ Glints, bạn vui lòng đăng ký tham gia bản tin của Glints. Xin cám ơn.​
Link gốc: Glints.com
👉 Ứng viên có nhu cầu nhận thông báo việc làm ngân hàng mới nhất có thể gửi hồ sơ, thông tin vị trí và khu vực bạn muốn ứng tuyển về mail tuyendung@ubgroup.vn hoặc điền thông tin Tại đây.

 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,490
Thành viên mới nhất
Jellyyomost
Back
Bên trên